Người Iraq trả lương bằng bia 5.000 năm trước

Soi cổ vật 5.000 tuổi có “chữ ký đầu tiên” của nhân loại
  •  
  • 1.580

Bia được coi là lương cho nhân viên ở Iraq từ 5.000 năm trước.

Trong cuộc khai quật tại thành phố cổ Uruk, ở miền nam Iraq ngày nay, các nhà khảo cổ tìm thấy một cổ vật 5.000 tuổi. Đó là tấm bia bằng đất sét.

Phiếu lương bằng đất sét ghi lại việc thanh toán bằng bia
Phiếu lương bằng đất sét ghi lại việc thanh toán bằng bia. (Ảnh: British Museum.)

Phiếu lương bằng đất sét ghi lại việc trả thù lao bằng bia được phát hiện ở thành phố Uruk, thuộc Iraq ngày nay.

Trên tấm bia này có mô tả chi tiết công thức làm bia và mang “chữ ký đầu tiên trên thế giới”.

Hình ảnh người cầm bát ăn nghĩa là "khẩu phần", còn hình ảnh tàu thủy hình nón tượng trưng cho "bia", theo nghiên cứu của tác giả Alison George trên News Scientist hôm 22/6.

Uruk là vùng đất sinh sống của các cư dân từ thời Lưỡng Hà cổ đại. Thành phố này sở hữu lối kiến trúc ấn tượng. Người dân sinh sống chủ yếu bằng việc buôn bán. Họ dùng các phiến đất sét để viết thư hoặc ghi lại số bia còn nợ bằng hệ thống chữ viết hình nêm.

Những tài liệu trên được cho là phát hiện quan trọng, minh chứng cho khái niệm về người chủ và người lao động tồn tại từ hàng nghìn năm trước. Lý do thanh toán lương bằng bia thay cho tiền đến nay vẫn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, những người chủ chắc chắn phải sở hữu một lượng bia lớn để có thể trả đủ lương cho nhân viên.

Nhận lương bằng bia không phải là điều mới lạ trong lịch sử. Một số người chịu trách nhiệm xây dựng kim tự tháp cũng từng được trả 4-5 lít bia mỗi ngày.

Những chữ khắc trên tấm bia thể hiện cách thức sản xuất bia của con người từng dùng tại Đền Inanna ở Trung Đông vào năm 3100 trước Công nguyên. Tấm bia cổ này mới được bán với giá 175.000 bảng Anh (hơn 5 tỷ đồng) trong một cuộc đấu giá tổ chức ở London (Anh).

Cập nhật: 20/08/2020 Theo VnExpress/kienthuc
  • 1.580