Những bằng chứng 2.000 năm tuổi về sự tồn tại của vị vua Herodes độc ác

  •  
  • 1.236

Một chuyên gia về kinh thánh vừa đưa ra một tuyên bố đáng kinh ngạc khi cho rằng có bằng chứng về việc Herodes Đại đế, kẻ cai trị Đế chế La Mã xấu xa nhất trong lịch sử đã từng tồn tại trong cuộc sống thực.

Vua Herodes I là một trong những nhân vật phản diện bị chê bai nhiều nhất trong Kinh thánh Tân ước. Theo cuốn Phúc âm, Herodes đã ra lệnh tàn sát những đứa trẻ mới sinh khi biết Chúa Giê-su ra đời ở Bethlehem: "Khi Herodes nhận ra rằng mình đã bị các đạo sĩ lấn lướt, ông rất tức giận và ra lệnh giết tất cả các bé trai từ hai tuổi trở xuống ở Bethlehem và vùng phụ cận".

Một chuyên gia đã đưa ra bằng chứng về Herodes Đại đế.
Một chuyên gia đã đưa ra bằng chứng về Herodes Đại đế.

Mặc dù các nhà sử học và thần học đều tranh cãi về tính lịch sử của sự kiện đặc biệt này, nhưng hồ sơ khảo cổ về sự tồn tại của ông đã đưa ra các bằng chứng không thể chối cãi. Herodes được cho là đã sống từ năm 74 đến năm 4 trước Công nguyên và cai trị Vương quốc Judea độc lập. Bên cạnh những hành động xấu xa được mô tả trong Kinh thánh, Herodes còn được coi là một trong những nhà xây dựng tài ba nhất của Judea, người có những công trình tráng lệ vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay. Herodes được ghi nhớ vì đã mở rộng Đền thờ ở Jerusalem (516 trước Công nguyên đến năm 70 sau Công nguyên), thành phố biển Caesareapháo đài trên núi Masada ở rìa phía đông của sa mạc Judean. Những công trình này đã cung cấp cho các nhà sử học và khảo cổ học bằng chứng về cuộc đời của vị vua này.

Herodes Đại đế cũng được nhớ đến với các công trình xây dựng vĩ đại của ông.
Herodes Đại đế cũng được nhớ đến với các công trình xây dựng vĩ đại của ông.

Theo Tom Meyer, giáo sư nghiên cứu Kinh thánh tại Trường Cao đẳng và Cao học Kinh thánh Shasta ở California, Mỹ, cuộc khai quật tại địa điểm này đã phát hiện ra một dòng chữ 2.000 năm tuổi mang tên nhà vua. Chuyên gia Kinh thánh nói với Express.co.uk: "Bản khắc đầu tiên với danh hiệu đầy đủ của vị vua khét tiếng nhất trong Tân Ước đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy. Ehud Netzer, người đã phát hiện ra lăng mộ của Herodes Đại đế tại Herodium, cũng đã tìm thấy một dòng chữ mang tên của vị vua này tại Masada".

Masada là một công trình xây dựng pháo đài ấn tượng trên đỉnh cao nguyên đá cao 1,33ft gần biên giới ngày nay của Israel với Jordan và bờ phía tây của Biển Chết. Vị trí đắc địa này được cho là đã được xây dựng từ năm 37 đến 31 trước Công nguyên, và đóng một vai trò quan trọng hơn 100 năm sau trong Chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ nhất.

Giáo sư Meyer nói: "Herodes nhận thức rõ những lợi thế chiến lược để kiểm soát Masada. Ông ấy chọn địa điểm này là một trong năm thành trì của mình và là cung điện mùa đông của mình". Trong thời kỳ trị vì của Herodes, các cung điện sang trọng được xây dựng trên cao nguyên vào khoảng năm 35 trước Công nguyên, các nhà kho, giáo đường Do Thái, các bể chứa lớn và một bức tường thành bao quanh chu vi của cao nguyên. Năm 1996, Netzer và nhóm của ông đã phát hiện ra một hang động gần giáo đường Do Thái trên cao nguyên của pháo đài. Hang động đặc biệt này dường như đã được sử dụng như nơi chứa đồ phế thải, bằng chứng là những đống đổ nát được phát hiện bên trong. Chưa hết, giữa đống đổ nát, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số bình lớn bị vỡ được gọi là amphorae, cũng như các loại thực phẩm còn sót lại, chúng bao gồm vỏ trứng và các loại hạt.

Theo Giáo sư Meyer, kho chứa này có thể đã được một đội quân khoảng 100 người bảo vệ pháo đài sử dụng. Ông nói: "Tên và tước hiệu của Herodes được khắc trên một trong những mảnh vỡ của amphorae bằng tiếng Latinh. Chiếc bình hình nón, có hai tay cầm và chứa khoảng 20 gallon rượu và có niên đại khoảng năm 19 trước Công nguyên. Khám phá này liên quan đến Herodes Đại đế, một lần nữa chứng minh độ tin cậy và tính chính xác lịch sử của Kinh thánh". Giáo sư Meyer tin tưởng mạnh mẽ rằng: "Herodes là một con người thực sự, như các sách Phúc âm viết, thực sự là người cai trị của Judea, người đã ra lệnh thảm sát những người vô tội để loại bỏ đối thủ của mình - Giê-su, vị vua dân Do Thái".


Tàn tích còn lại của cung điện của Herodes tại Masada.

Tuy nhiên, nhiều nhà sử học đã bác bỏ lý thuyết này trong nhiều năm. Từ quan điểm thuần túy của Kinh thánh, cái gọi là Thảm sát những người vô tội không được ghi chép trong bất kỳ cuốn sách nào trong bốn cuốn Phúc âm. Vụ thảm sát cũng không được ghi lại bởi nhà sử học Do Thái Flavius Josephus, người đã chấp bút cho bộ sách Cổ vật của người Do Thái gồm 20 tập. Trong cuốn sách năm 2013 "Born of a Virgin?"- Nhận thức về Chúa Giê-su trong Kinh thánh, Truyền thống và Thần học, Andrew Lincoln cho rằng câu chuyện có thể được mô phỏng theo các sự kiện trong Exodus. Ông viết: "Đoạn Herodes giết các em bé trai để loại bỏ đứa trẻ sinh ra là vua của người Do Thái (2.2-12) được mô phỏng theo sự kiện của Pharaoh khi giết tất cả các trẻ sơ sinh nam của dân tin lành".

Cập nhật: 27/04/2021 Theo Dân Việt
  • 1.236