Những cách chống cái nắng 40 độ C tưởng hay nhưng lại phản khoa học

  •  
  • 3.084

Cái nắng 39-40 độ C đang làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người. Không ít cách chống nóng được áp dụng như uống nước đá, bật điều hòa lạnh... nhưng chúng lại phản khoa học và có thể gây hại cho cơ thể bạn.

Người dân phải tìm cách chống cái nóng 40 độ C bằng những phương pháp riêng như dùng quạt phun sương, để chậu nước trong nhà… Tuy nhiên, vẫn có một số cách mà mọi người “vô tư” áp dụng và tưởng chừng như rất hiệu quả lại có thể gây hại cho cơ thể vì phản khoa học. Sau đây là những cách chống nóng bạn cần tránh và giải pháp.

Uống nước đá để giải khát ngay khi đi nắng về

Mọi người thường có thói quen uống ngay một cốc nước đá mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát sau thời gian đi ngoài trời nắng. Nhưng liệu đây có phải cách hay để giảm nhiệt? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này cùng chuyên gia Lê Thị Hải, giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia.

Theo bà Lê Thị Hải thì thời điểm vừa đi ngoài trời nắng về không thích hợp để uống các loại nước kể trên. Vì trong nước lạnh, các phân tử rất đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bài nên không giúp bạn giải nhiệt là bao mà còn gây hại cho cơ thể nếu hình thành thói quen, đơn giản do cơ thể không đủ nước cung cấp cho hoạt động của các tế bào.

Vừa đi ngoài trời nắng về không thích hợp để uống các loại nước đá lạnh.
Vừa đi ngoài trời nắng về không thích hợp để uống các loại nước đá lạnh.

Thêm điều “thật không thể tin nổi” là nước ấm hoặc đun sôi để nguội lại có thể bù đắp lượng nước đã mất một cách nhanh chóng vì các đơn phân tử dễ thẩm thấu và tế bào nhanh hơn nước lạnh. Vậy, bạn cần lưu ý những điều gì trong mùa nắng nóng này:

  • Người cảm mạo, say nắng, mồ hôi không toát nếu uống nước lạnh sẽ khó tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.
  • Nên uống nước lọc thường xuyên, tránh đồ uống có ga, chứa nhiều năng lượng.
  • Uống nhiều nước ép rau quả, ăn nhiều rau và trái cây.
  • Không nên lười uống nước và tránh để đến lúc khát mới uống vì cơ thể mất một lượng lớn nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Mở điều hòa lạnh cho "sảng khoái”

Chúng tôi cũng trao đổi với PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa nhi bệnh viện Bạch Mai và được biết dùng điều hòa với nhiệt độ thấp ngay sau khi đi ngoài trời nắng nóng về là một sai lầm lớn. Vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ khiến cơ thể khó thích nghi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo Bác sĩ Dùng thì bạn nên làm những điều sau nếu sử dụng điều hòa:

Dùng điều hòa với nhiệt độ thấp ngay sau khi đi ngoài trời nắng nóng về là một sai lầm lớn.
Dùng điều hòa với nhiệt độ thấp ngay sau khi đi ngoài trời nắng nóng về là một sai lầm lớn.

  • Trước khi đi nắng về, lau khô mồ hôi để tránh nhiễm lạnh đột ngột (vì dùng điều hòa).
  • Nếu đang dùng điều hòa mà muốn ra ngoài, hãy tắt điều hòa 15-20 phút để tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong nhà và ngoài trời, hoặc ra đứng ngoài hành lang (nơi mát mẻ, thoáng khí) hồi lâu để cơ thể thích nghi dần.
  • Lắp điều hòa nên thêm một chiếc quạt thông gió để trao đổi khí với bên ngoài.
  • Tránh bỏ thêm một chậu nước trong phòng sử dụng điều hòa vì nó rất nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em. Hơi nước sẽ thu hút bụi bẩn và vi trùng gây bệnh.
  • Nhiệt độ trong phòng điều hòa không cách quá 5 độ C với nhiệt độ ngoài trời.
  • Các gia đình nên thường xuyên mở cửa sổ đổi gió để đảm bảo trao đổi đối lưu giã không khí trong và ngoài.

Vục vào nước ngay khi đi nắng hoặc vừa vận động

Đi ngoài trời nắng hay vận động mạnh sẽ khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể tăng cao nên cần phải “hạ hỏa” ngay. Nhưng nếu tắm tại thời điểm này thì rất nguy hiểm vì thân nhiệt thay đổi đột ngột, có thể dẫn tới đột quỵ.

Hãy để cho cơ thể ráo mồ hôi, nghỉ ngơi chút đỉnh trước khi tắm sẽ tốt hơn. Các gia đình cũng cần lưu ý tránh để trẻ ngâm nước quá lâu, đặc biệt là khi đi biển vì rất dễ bị cảm lạnh. Thời tiết nắng nóng có thể kéo dài một thời gian nữa và người dân phải tự tìm cách “giải nhiệt cuộc sống”. Nhưng hãy tránh các cách chống nắng phản khoa học ở trên nhé.

Cập nhật: 14/06/2017 Theo van
  • 3.084