Bạn nên súc miệng nước muối vài lần trong ngày, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể và có chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý.
Viêm họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, một dạng ảnh hưởng do hẹp dây thanh quản. Đó cũng có thể là biểu hiện của một dạng bệnh lý khác nguy hiểm hơn chẳng hạn viêm họng liên cầu khuẩn.
Theo tiến sĩ Y khoa Jeffrey Linder, chuyên khoa nội Bệnh viện phụ nữ tại Brigham, Boston (Mỹ), viêm họng hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng những phương pháp chữa trị tại nhà hay những loại thuốc không kê đơn.
Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày giúp giảm sưng, tiêu đờm. (Ảnh: Health)
Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau.
Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên rằng bạn nên pha nước súc miệng theo tỷ lệ một nửa thìa cà phê/một cốc nước. Nếu thấy quá mặn, bạn có thể thêm vào một ít mật ong để giảm bớt vị mặn.
Thuốc ho viên ngậm tác động lên tuyến nước bọt sẽ giúp cổ họng của bạn trở nên thông thoáng hơn, tuy nhiên phương pháp này không chữa trị triệt để đối với một số người, nhất là khi bệnh tiến triển khá nặng. Để điều trị thêm hiệu quả, bạn hãy chọn mua những sản phẩm có thành phần làm mát hoặc làm dịu cổ họng như khuynh diệp hay bạc hà.
Thuốc xịt giảm đau có tác dụng tương tự thuốc viên ngậm. Những loại thuốc này không thể chữa trị dứt điểm bệnh viêm họng của bạn song chúng có thể giúp làm dịu cơn đau họng tạm thời.
Cũng giống như thuốc ngậm và thuốc ho dạng xịt, siro ho đều có tác dụng bảo vệ và làm dịu cơn đau họng.
Nếu bạn là người lao động trí óc, hãy lựa chọn loại thuốc không gây buồn ngủ. Buổi tối, bạn có thể dùng loại siro uống có chứa chất giảm đau và kháng histamine hoặc thuốc có tác dụng long đờm và chứa chất giảm đau, có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng, dễ ngủ.
Duy trì lượng nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn mệt mỏi và cổ họng bị rát hay bị sưng tấy. Tiến sĩ Liner đưa ra lời khuyên: "Bạn nên uống nhiều nước để nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong. Uống nhiều nước giúp duy trì độ ẩm cho khoang mũi, tạo sức đề kháng vi khuẩn và các chất gây dị ứng, giúp cơ thể bạn có sức đề kháng".
Bạn cũng có thể thay đổi các loại nước uống như nước ép hoa quả, pha vào nước một chút đường hay nước cốt gà... cũng đều có lợi cho cơ thể.
Một tách trà thảo dược nóng có thể giúp bạn dịu cơn đau họng tức thì. Bên cạnh đó, một số loại trà như lá trà đen, trà xanh chứa chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa khả năng lây nhiễm.
Để tăng thêm hiệu quả, hãy thêm một thìa mật ong. Nó sẽ giúp phương thuốc này phát huy tác dụng bởi trong mật ong có một số chất chống nhiễm khuẩn giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn.
Súp gà vừa là một phương thuốc cổ truyền để chữa cảm lạnh tại nhà vừa có tác dụng chữa viêm họng rất tốt. "Chất sodium trong nước súp có chứa các chất kháng viêm hiệu quả và mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn khi ăn", tiến sĩ Linder cho hay.
Súp gà cũng có tác dụng chữa viêm họng. Việc ăn uống có thể trở nên khó khăn và đau đớn đối với bạn khi cổ họng bị sưng tấy hoặc bị mắc viêm họng nặng. Vì vậy, nhấm nháp vài thìa súp gà bổ dưỡng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Kẹo dẻo cũng có tác dụng làm dịu các cơn đau họng. (Ảnh: TWU)
Nhiều người cho rằng kẹo có làm thể giúp làm dịu cơn đau họng bởi lớp vỏ bên ngoài có chứa gelatin và các chất giảm đau. "Đó không phải bịa đặt. Nếu cổ họng bạn bị viêm và bạn cảm thấy đau khi nuốt bất kỳ loại thức ăn nào, tôi tin rằng thứ dễ nuốt và có vị ngọt như kẹo dẻo sẽ làm dịu bớt cơn đau họng", tiến sĩ Linder cho biết.
Đây không phải là phương pháp chữa viêm họng hiệu quả nhất song thả lỏng bản thân đôi chút có thể là việc tốt nhất bạn nên làm để ngăn ngừa viêm họng ngay từ ban đầu.
"Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do virus gây cảm cúm. Để cơ thể bạn nghỉ ngơi thật thoải mái chí ít sẽ giúp nó tiêu diệt được virus, qua đó giúp bạn sớm phục hồi", tiến sĩ Linder khuyến cáo.
Bạn có thể ăn thêm sò, khoai lang, những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh và bệnh cúm trong mùa đông này.
Một trong những cách chữa dứt điểm viêm họng là dùng loại thuốc không có chất kích thích có tác dụng kháng viêm như Advil hay Aleve.
Thành phần các loại thuốc này bao gồm chất giảm đau và kháng viêm, vì vậy nó sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời cũng giảm bớt các chỗ bị sưng do viêm họng. Tiến sĩ Linder cho biết: "Nếu bạn bị sốt, các loại thuốc trên cũng sẽ làm thuyên giảm triệu chứng bạn mắc phải".
Nguyên nhân gây viêm họng là do vi khuẩn lây nhiễm có tên Streptococcus pyogenes, chiếm trung bình 10% số lần mắc trong độ tuổi trưởng thành. Chỉ trong trường hợp bạn phát hiện mình bị mắc viêm họng liên cầu khuẩn hoặc các bệnh truyền nhiễm khác thì bác sĩ mới kê đơn thuốc kháng sinh. Hãy nhớ luôn luôn uống thuốc đủ liều ngay cả khi bạn cảm thấy sức khỏe mình khá hơn sau đó ít ngày.
Theo tạp chí Health, nếu bạn bị đau họng kèm ho, mật ong có thể làm giảm các triệu chứng này nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Bạn có thể cho một thìa mật ong vào tách trà nóng hoặc chỉ cần pha với nước ấm rồi uống. Đây được xem là bài thuốc xoa dịu cơn đau rát họng rất hiệu quả.
Theo Eating Well, khi bị đau họng, bạn nên chọn thực phẩm không gây kích ứng. Trứng bác hay chưng rất dễ ăn và chứa nhiều dinh dưỡng. Trứng cung cấp protein và vitamin D, 2 dưỡng chất quan trọng hỗ trợ miễn dịch. Chúng cũng chứa nhiều vitamin B, i-ốt, selen và choline.
Với thành phần gồm nhiều loại rau và thảo mộc chống viêm, nước dùng rau (hay nước xuýt chay) có thể giảm đau họng. Bạn có thể nấu chúng với hành, tỏi, cần tây, cà rốt cùng mùi tây và cỏ xạ hương. Bạn nên uống khi còn ấm, không quá nóng. Vì nước nóng có thể khiến chứng đau họng tồi tệ hơn.
Củ nghệ được sử dụng ở Ấn Độ trong nhiều năm như loại dược thảo. Hợp chất curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm và ngăn ngừa oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy, nghệ có thể giúp giảm đau và sưng tấy của chứng đau họng. Bạn có thể làm dịu cơn đau họng bằng cách uống trà nghệ, hoặc súc miệng với dung dịch nước ấm, tiêu đen, muối và bột nghệ.
Hoa cúc chứa nhiều hợp chất thực vật tự nhiên, đặc biệt là terpenoit và flavonoit. Loại thực vật này có đặc tính chống co thắt, giúp giảm ho và đau họng. Thưởng thức tách trà hoa cúc ấm sẽ làm dịu cổ họng của bạn. Bạn có thêm chút nước cốt chanh để tăng cường vitamin C và bổ sung chất chống oxy hóa.
Loại gia vị làm ấm này chứa các chất kháng khuẩn, có thể chống lại bệnh viêm họng. Bạn có thể thêm quế vào rượu táo nghiền nát, rắc lên bột yến mạch hoặc các món ăn sáng như bánh kếp, bánh mỳ nướng, trộn cùng bánh quy, bánh nướng xốp.
Gingerol, hóa chất thực vật, trong gừng có tác dụng làm dịu chứng viêm cấp tính, nhờ đó giảm cơn đau họng. Nó cũng chống lại cảm giác buồn nôn, hỗ trợ miễn dịch, ngừa vi khuẩn. Bạn có thể thêm gừng vào sinh tố trái cây, trà với mật ong, bột yến mạch...