Những dự báo gây sốc về sinh nở trong tương lai

  •  
  • 1.255

Trẻ con ra đời từ tử cung nhân tạo, các cụ già có thể mang thai, thí nghiệm trên phôi người sẽ trở nên quen thuộc và chẳng còn là vấn đề đạo đức lớn trong 30 năm nữa, vài chuyên gia dự báo.

Việc sinh nở trong tương lai sẽ diễn ra như thế nào?

Họ mường tượng một viễn cảnh giống như các em bé ra đời từ ống nghiệm - vốn là một cú sốc với chúng ta 30 năm trước - giờ đã trở nên một quy trình đơn giản và được hầu hết mọi người chấp nhận.

Nhiều dự đoán về tương lai của ngành hỗ trợ sinh sản và những tiến bộ y học khác liên quan đến trẻ con vừa được đưa ra trong một báo cáo đặc biệt: "Making Babies: The Next 30 Years", công bố trên Nature.

Dưới đây là một vài dự báo trong báo cáo này:

(Ảnh: LiveScience)

  • Trẻ sơ sinh cũng như những cụ già trăm tuổi đều có thể có con. Vô sinh bị loại trừ tận gốc.
  • Các phòng thí nghiệm có thể tạo ra trứng và tinh trùng cho tất cả mọi người.
  • Phôi người sẽ được làm từ trứng và tinh trùng lấy từ các tế bào gốc đa năng (loại có thể phát triển thành bất kỳ dạng tế bào nào trong cơ thể).
  • Các bào thai sẽ lơ lửng trong những tử cung nhân tạo chứa dịch, với dây rốn gắn với máy móc.
  • "Băng cassette gen" sẽ được chèn vào giai đoạn phôi để sửa chữa những bệnh tật như Huntington.
  • Vì phôi sẽ được nuôi trong phòng thí nghiệm, các đột biến đưa vào phôi có thể được điều chỉnh và những cải tiến có thể được lập trình. Tuy nhiên sẽ không có những "em bé đặt hàng", bởi không có một gene đơn lẻ nào dự báo cho ra một đứa trẻ hoàn hảo.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm sẽ rẻ chỉ còn khoảng 100 USD và đáp ứng cho phụ nữ ở các nước đang phát triển cũng như những ai vô sinh.

Ngay cả nếu thụ tinh trong ống nghiệm dễ dàng và rẻ tiền, các chuyên gia cũng không rõ người ta sẽ chọn nó hay là cách có con truyền thống - sex.

"Cách truyền thống thì rẻ hơn, thú vị hơn và sẽ không thay đổi trong 30 năm tới", Susannah Baruch, giám đốc lĩnh vực gene sinh sản từ Trung tâm chính sách cộng đồng và gene ở Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận xét.

Theo T. An - VnExpress (LiveScience)
  • 1.255