Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

  •   2,54
  • 14.937

Không phải mọi tuyên bố khoa học đều là chân lí và điều này đã được chứng minh trong lịch sử của nền khoa học với một loạt các công bố giả tạo.

Những cú lừa ngoạn mục nhất lịch sử khoa học

1. Người Piltdown 

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Năm 1912, Charles Dawson tuyên bố rằng ông đã phát hiện ra những chiếc xương rất đặc biệt trong một hố sỏi. Một nhà cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Anh đã lắp ráp những chiếc xương này lại và tin rằng chúng là những bằng chứng cho mối liên hệ giữa người và khỉ không đuôi. Tuy nhiên, 40 năm sau, vào năm 1952, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng đây chỉ là một vụ gian lận có chủ đích.

2. Khủng long bay Archaeoraptor 

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Năm 1999, tạp chí National Geographic đã miêu tả hóa thạch được tim thấy ở Trung Quốc là một bằng chứng mới cho mối liên hệ giữa khủng longloài chim. Thế nhưng, sau đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mẫu hóa thạch tưởng chừng như của loài khủng long bay đó là giả mạo. Chúng được tạo nên bởi việc gắn kết các mảnh hóa thạch của các loài động vật khác nhau.

3. Quái vật Chupacabra

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Một sinh vật có hình dáng giống kangaroo, răng nanh nhọn hoắt và hai mắt đỏ sọc như máu xuất hiện ở vùng núi PuertoRico vào giữa những năm 1990 đã gây hoang mang trong dư luận. Một loạt các vụ tấn công của loài này vào các trang trại của người dân khu vực PuertoRico càng khiến người dân thêm khiếp đảm hơn. Mối lo ngại chỉ được hóa giải khi các nhà khoa học qua nghiên cứu tuyên bố rằng đó chỉ là những con sói bị ghẻ, không lông.

4. Người mẹ của 16 chú thỏ

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

 Vào thế kỷ XVIII, tại Anh, một người phụ nữ tên là Mary Toft đã thuyết phục bác sĩ là cô ấy đã sinh ra 16 con thỏ con. Sau đó, một câu chuyện về trường hợp sinh nở kì lạ của cô ấy đã được viết ra và công bố rộng rãi. Mọi người không dám ăn nhưng món thịt thỏ hầm nữa. Sau đó, trò lừa bịp này được phát hiện. Cộng đồng y tế Anh lâm vào tình trạng vô cùng bối rối để giải quyết trò lừa bịp lớn này.

5. Khám nghiệm tử thi người ngoài hành tinh

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Năm 1990, một nhà quay phim nguời Anh, Ray Santilli tuyên bố rằng ông đã quay lại được hình ảnh khám nghiệm một người ngoài hành tinh. Hãng Fox đã phát sóng những đoạn băng này. Tuy nhiên, đến năm 2006, Santilli đã thừa nhận đây chỉ là một trò lừa đảo. Tất cả hình ảnh của những bộ phận bên trong của người ngoài hành tinh đều là giả mạo. Chúng được làm từ não cừu, mứt mâm xôi, ruột gà.

7. Bộ tộc Nacirema

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Năm 1956, Horace Miner đã miêu tả lại một bộ tộc sống ở Nam Mỹ trong công trình nhân chủng học của mình. Miner đã mô tả rất kỹ lưỡng các nghi lễ đầy kì lạ của bộ tộc này như cào xước mặt với những vật dụng sắc nhọn,… Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu này thì bộ tộc Nacirema còn có một số loại bột ma thuật. Thế nhưng, sự thật được khám phá thì thật “nực cười”. Nacirema chỉ đơn giản là một từ viết ngược của American, thể hiện một sự châm điếm lối sống Mỹ.

8. Quái vật Bigfoot

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Một đoạn video ghi lại hình ảnh 4 sinh vật lông lá trong Công viên quốc gia Yellow Stone đã gây xôn xao dư luận nước Mỹ thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khả năng sinh vật chưa được biết đến này tự do dạo bước giữa đám đông du khách là không thể. Đây cũng không phải lần xuất hiện đầu tiên của Bigfoot. Những năm 1920, các thợ mỏ vùng tây bắc nước Mỹ đã một phen dựng tóc gáy trước hàng loạt dấu chân khổng lồ mà sau này vào năm 1982, Rant Mullens, một tiều phu già đã thừa nhận đó là tác phẩm ông tạo ra bằng hai phiến gỗ khắc hình bàn chân.

9. Người khổng lồ Cardiff

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Năm 1869, một nông dân và một thợ làm xì gà đã khai quật được một bức tượng đá hình người cao 3m và nặng 1.360kg gần thị trấn Cardiff, New York. Thực tế, bức tượng khổng lồ này hoàn toàn là một trò lừa. Theo các chuyên gia, nó được làm từ thạch cao và còn khá mới, tuy nhiên, điều đó cũng chẳng ngăn được hai anh em nọ tính phí 50 cent mỗi du khách cho một lượt xem “Người khổng lồ Cardiff”.

10. Mực khổng lồ dài 49 mét

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Tháng 1- 2014, bức ảnh một sinh vật trông giống như một con mực khổng lồ ước tính dài khoảng 49m trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng. Trên thực tế, đó chỉ là hình minh họa cho một bài báo châm biếm đăng trên trang web Lightly Braised Turnip nhưng sau đó bị chia sẻ một cách bừa bãi. Người ta đã từng đo được những con mực khổng lồ có chiều dài lên đến 12 mét, còn với con vật trong bức hình này, các chuyên gia cho rằng nó đã được phóng to bằng kỹ thuật chỉnh sửa ảnh.

11. Loài moóc Tanzania

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Năm 1984, tờ Orlando Sentinel cho đăng tải bài báo về loài “moóc Tanzania” kèm theo bức ảnh minh họa chụp một con chuột chũi trụi lông. Theo bài báo miêu tả, loài “vật nuôi lý tưởng” nhập lậu từ Tanzania này chỉ dài khoảng 10cm, đáng yêu như một chú mèo và ngoan ngoãn như một chú chuột lang. Chúng thậm chí không cần tắm, sống trong thùng rác và ăn gián. Rất nhiều người đã gọi điện đến tòa soạn bày tỏ mong muốn sở hữu một con moóc Tanzania này, nhưng thực tế đào đâu ra con vật kỳ quái này.

12. Quái vật hồ Loch Ness

Những “cú lừa” nổi tiếng trong khoa học

Truyền thuyết về con thủy quái này bắt đầu từ 1.400 năm trước, nhưng chỉ đến khi một con đường mới được xây dựng vào năm 1933 giúp việc tiếp cận hồ cũng như ngắm nhìn phong cảnh từ mạn bắc trở nên dễ dàng hơn, hàng loạt cuộc mục kích mới được ghi nhận. Cũng trong năm đó, bức ảnh nổi tiếng nhất về quái vật trên hồ do bác sĩ Colonel Robert Wilson chớp được ra đời. Năm 1994, bức ảnh lại trở thành tâm điểm chú ý khi một người đồng hành với Wilson tên Christian Spurling thú nhận trong cơn hấp hối rằng, tấm hình đen trắng đó thực ra đã chụp lại một miếng nhựa gắn với một chiếc tàu thủy đồ chơi.

Tổng hợp
  • 2,54
  • 14.937