Thú mỏ vịt hay con lười có vẻ ngoài nhỏ bé nhưng có thể làm bạn tê liệt bởi nọc độc trong cơ thể chúng.
Có một số những loài động vật có vú sở hữu nọc độc hoặc các vũ khí chứa độc để tự vệ. Những vết thương do chúng mang lại có thể làm tê liệt hệ thần kinh dẫn tới tử vong.
Một con chồn đang phun khí tự vệ. (Ảnh: quora.com).
Chồn hôi là một loài động vật có vú thuộc họ ăn thịt. Chúng có thể phun ra một lượng xi-tan (thiols) – một dạng chất hữu cơ hóa học thường có trong hành và tỏi. Loại chất này có độc tố đủ để gây mù lòa, viêm, khiến cơ thể có phản ứng nôn mửa. Chất xịt của chồn hôi có thể gây hại tới các loài động vật khác và kể cả con người.
Thú mỏ vịt đực thường dùng gai này để tiêm nọc độc vào nạn nhân.
Mặc dù là động vật có vú nhưng những con thú mỏ vịt lại có hình thức sinh sản là đẻ trứng. Điều khiến chúng trở nên kỳ lạ và nguy hiểm hơn nữa là những con đực thường có gai mọc ở chân sau. Các gai này có thể chứa chất độc cực mạnh, khiến nạn nhân đau đớn không thể chịu nổi.
Cu li có đôi mắt to, bàn tay nhỏ đáng yêu nhưng lại có chất độc gây sốc. (Ảnh: Thinkstock).
Những con cu li này có thể được tìm thấy ở Borneo và miền nam Philippines, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Thái Lan. Chúng rất đáng yêu với đôi mắt to, khuôn mặt dễ thương, đôi bàn tay nhỏ. Tuy nhiên chúng lại mang nọc độc gây sốc.
Điểm thú vị là cu li không có nọc độc có sẵn mà chúng thường chà sát đôi bàn tay nhỏ vào nách – nơi có tuyến tiết ra chất độc, sau đó đặt chất độc vào răng và cắn. Vết cắn có chứa độc có thể gây sốc nghiêm trọng.
Chuột chù răng khía tuy nhỏ bé nhưng mang nọc độc đủ để hạ con mồi. (Ảnh: Howstuffwork).
Chuột chù răng khía cũng là một loại động vật có vú. Chúng ăn côn trùng, sống về đêm, ở hang. Loài này trực tiếp sử dụng ria, răng sắc nhọn để tiêm nọc độc vào con mồi.