Những loài động vật phải tự "tiến hóa" để thích nghi và tồn tại đến ngày nay

  •  
  • 541

Tiên hóa diễn ra một cách vô cùng ngẫu nhiên nhưng đôi khi chúng lại là con đường để tự thích nghi và giúp cho những loài này có thể sống sót với con người.

1. Chuột tiến hóa để có khả năng kháng độc

Một số người cho rằng những sinh vật này là có thể là thú cưng tuyệt vời, trong khi những người khác coi chúng là những sinh vật có hại và đáng sợ. Những người rơi vào trường hợp thứ hai chắc chắn sẽ không vui khi biết rằng ở châu Âu, những con chuột hiện đang tiến hóa để có thể sinh sống tốt hơn với con người.

Chuột siêu cường Algeria
Chuột Algeria.

Chúng thường được gọi là chuột "siêu cường" Algeria, một sự thích nghi mới được tạo ra bởi những con chuột Tây Ban Nha và Đức và sở hữu khả năng kháng độc.

Những con chuột con siêu cường sinh ra từ kết quả của một quá trình gọi là "sự hình thành loài lai" — ví dụ dễ hiểu nhất chính là con lai giữa hổ và sư tử.

Chất độc để diệt chuột phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là warfarin, một loại thuốc chống đông máu gây chảy máu gây tử vong khi dùng quá liều. Warfarin được giới thiệu là sát thủ mới của loài gặm nhấm vào những năm 1950 và đã được chứng minh là có hiệu quả cho đến gần đây. Nhưng bây giờ có vẻ như sắp có một vấn đề nghiêm trọng mới về kiểm soát dịch hại bởi những con chuột siêu cường có thể kháng lại loại độc tố này.

2. Voi tiến hóa để không còn ngà

Voi không ngà
Những kẻ săn trộm đã khiến cho ngày càng có nhiều voi châu Phi sinh ra không có ngà.

Sự tiến hóa là một quá trình kỳ lạ, nhưng nó có ý nghĩa. Trước kia, những con voi có chiếc ngà lớn thường sống lâu hơn, tự vệ tốt hơn - và quan trọng nhất - thu hút nhiều bạn tình hơn.

Tuy nhiên, do thị trường ngà voi bất hợp pháp vẫn phát triển cho nên những con voi có cặp ngà lớn dễ bị săn lùng hơn. Điều này có nghĩa là những con voi có ngà lớn không sống được lâu và không có cơ hội sinh sản. Trong khi đó, những con voi nhỏ không ngà thì có thể sống lâu hơn và rất có thể sẽ sinh nhiều con hơn, dẫn đến nhiều con non không ngà hơn.

Người ta ước tính rằng ở một số địa điểm, có tới 98% voi cái sinh ra không có ngà (con số trước đây thường là từ 2 đến 6%). Tuy nhiên việc không có ngà cũng mang đến một số hệ quả nhất định, vì ngà được sử dụng để đào bới, ăn uống và các hoạt động khác mà những con voi không ngà này không thể thực hiện theo cách tương tự.

3. Cừu sừng lớn đã teo nhỏ cặp sừng

Cừu sừng lớn
Loài người lại làm cho sự tiến hóa của chúng diễn ra ngược lại.

Những con cừu bighorn (cừu sừng lớn) ở Alberta, Canada, được đặt tên theo nghĩa đen vì cặp sừng cực kỳ đặc biệt to lớn. Tuy nhiên chúng cũng giống như voi châu Phi, những chiếc sừng lớn thường khiến chúng trở thành mục tiêu lớn của những kẻ trộm.

Sự tiến hóa tự nhiên sẽ ưu tiên những con cừu có cặp sừng lớn hơn vì những chiếc sừng lớn hơn sẽ tốt hơn cho việc chiến đấu, tự vệ hoặc thu hút bạn tình. Tuy nhiên, loài người lại làm cho sự tiến hóa của chúng diễn ra ngược lại.

Những con cừu đực nhỏ hơn có sừng nhỏ hơn ít có khả năng bị săn bắt hơn, dẫn đến việc những con này sinh ra nhiều con hơn và tiếp tục truyền gen của chúng sang thế hệ tiếp theo.

4. Bướm đêm thay đổi màu sắc

Bướm đêm
Bướm đêm hạt tiêu là loài sống sót nhờ ngụy trang.

Ở nước Anh, bướm đêm hạt tiêu là loài sống sót nhờ ngụy trang, vì đôi cánh trắng lốm đốm của nó có thể kết hợp và ngụy trang hoàn hảo với những cây bạch dương phủ đầy địa y. Sau đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp đã gây ra ô nhiễm, nhuộm đen những cái cây bằng bồ hóng, khiến cho bất kỳ con chim đói nào đang tìm kiếm một bữa ăn nhanh đều có thể dễ dàng nhìn thấy con bướm đêm tội nghiệp này.

Tuy nhiên loài bướm đêm có cả màu trắng và đen, và trong khi bướm đêm trắng là loài chiếm ưu thế, thì sự phát triển của ngành công nghiệp đã dẫn đến việc tất cả các con bướm đêm trắng đều bị ăn thịt. Trong khi đó những con bướm đêm màu đen chiếm thiểu số trước đây lại có thể an toàn và dần trở thành đa số. Câu chuyện này đã trở thành một cuộc thảo luận yêu thích của những người đam mê thuyết tiến hóa của Darwin, vì nó cung cấp bằng chứng rõ ràng, có thể chứng minh được về sự chọn lọc tự nhiên đang diễn ra trong thời đại ngày nay.

Ngoài ra, sau khi nước Anh thực hiện nỗ lực lớn để làm sạch không khí, cây cối và môi trường của họ vào những năm 1900, bướm đêm trắng cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở trở lại.

5. Cá tuyết Đại Tây Dương đột biến

Cá tuyết Đại Tây Dương
Cá tuyết Đại Tây Dương đã tiến hóa để có thể sống trong vùng nước bị ô nhiễm

Do tình trạng ô nhiễm, một loài ăn đáy nhỏ ở Đại Tây Dương đã tiến hóa để không chỉ tồn tại trong vùng nước bị ô nhiễm, mà thậm chí còn phát triển mạnh trong đó. Đây là một ví dụ hấp dẫn ngày nay về sự tiến hóa nhanh chóng bởi vì PCB (biphenyls polychlorin).

Hầu hết các phôi cá gặp phải PCB đều có vấn đề nghiêm trọng về tim, nhưng cá tuyết Đại Tây Dương tình cờ sở hữu đúng bộ gen đột biến cho phép nó tiến hóa trong điều kiện khắc nghiệt mới.

Vì những con cá này tiến hóa để tồn tại trong vùng nước độc hại, nên sinh lý tiến hóa của chúng có thể không hoạt động tốt ở vùng nước sạch hơn.

Cập nhật: 18/01/2023 PNVN
  • 541