Sự thật bất ngờ về loài chim cánh cụt Gentoo

  •  
  • 1.361

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã quay lại những khoảnh khắc ngoài khơi của loài chim cánh cụt Gentoo khi cả “đội quân” đang tìm thức ăn trong vùng nước đóng băng ở Nam Cực.

Bằng cách sử dụng camera hành trình thu nhỏ GoPro được gắn trên lưng của loài chim biển, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng giao tiếp giữa những chú chim cánh cụt Ấn Độ này có mối liên hệ mật thiết với tiếng gọi tụ họp bầy đàn hơn là việc tập hợp thức ăn.

Đoạn phim còn cho thấy rằng chim cánh cụt Gentoo có thời gian lặn ngắn hơn và bơi đến các khu vực khác nhau sau tiếng kêu gọi bầy. Điều này giúp các nhà nghiên cứu nhận ra rằng tiếng kêu xa bờ có thể phục vụ nhiều chức năng.

Chim cánh cụt Gentoo tập trung sống thành quần thể lớn lên đến 30.000 cặp cá thể.
Chim cánh cụt Gentoo tập trung sống thành quần thể lớn lên đến 30.000 cặp cá thể.

Nhà nghiên cứu Won Young Lee thuộc Viện nghiên cứu Polar Hàn Quốc đã nói với tờ ScienceAlert rằng, đoạn video đã phần nào phác hoạ hành vi tìm kiếm thức ăn đầy bí ẩn của loài chim biển này. Ông chia sẻ rằng: “Những chú chim cánh cụt này đã dành rất nhiều thời gian trên đại dương, nhưng cách thức chúng giao tiếp vẫn còn là một ẩn số mập mờ. Điều khiến nhóm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên nằm ở việc chúng dùng những tiếng gọi ở ngoài khơi để thu hút những con chim cánh cụt khác".

Với những chiếc mỏ màu cam neon, đầu sọc trắng và chân màng hồng nhạt, chim cánh cụt Gentoo (Pygoscelis papua) mặc nhiên lọt vào mắt xanh của nhóm nghiên cứu khi đang ở vùng đất Nam Cực lạnh lẽo tối màu.

Chiều cao 90cm và cân nặng 8,5kg, loài chim cánh cụt Gentoo hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành loài chim cánh cụt to lớn thứ ba trên thế giới. Cũng như họ hàng của chúng - loài chim cánh cụt Adélie ((Pygoscelis adeliae) và chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor), Gentoo tập trung sống thành quần thể lớn lên đến 30.000 cặp cá thể.

Và trong trường hợp thị giác của chúng ta vẫn không sao phân biệt được những đặc tính này, những con chim này còn tạo nên những tiếng kêu có âm vang lớn rất đặc trưng khiến chúng không thể nào lẫn vào bất kì loài nào khác.

Tuy thế, tiếng kêu vang vọng không chỉ đơn thuần để quấy nhiễu hàng xóm láng giềng. Tương tự như những loài chim khác, chim cánh cụt Gentoo dựa vào rất nhiều các tín hiệu âm thanh để trao đổi thông tin, gộp bầy đàn và cùng nhau điều phối.

Hơn nửa số chim cánh cụt đã tụ hợp lại thành nhóm trong khoảng một phút để lắng nghe tiếng kêu của đồng loại.
Hơn nửa số chim cánh cụt đã tụ hợp lại thành nhóm trong khoảng một phút để lắng nghe tiếng kêu của đồng loại.

Bằng những suy đoán trong tâm trí, chủ đề về chim cánh cụt Gentoo trở nên rất dễ dàng. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế. Các nhà nghiên cứu đã mất một khoảng thời gian rất lâu để giải mã hành vi tìm kiếm thức ăn của loài chim biển này khi chúng săn tìm nhuyễn thể và cá ở đại dương.

Để tìm ra nguyên nhân thật sự, các nhà nghiên cứu đã gắn camera hành trình thu nhỏ vào lưng của 26 chú chim cánh cụt Gentoo nhằm ghi lại tiếng kêu của chúng khi bơi ra biển khơi.

Trong hai mùa sinh sản, Young Lee và các cộng sự đã ghi lại 598 chim cánh cụt rời khỏi đảo King George ở Nam Cực. Khi xem lại các tệp video, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích âm thanh của các tiếng kêu ngoài khơi và đồng thời phân tích hành vi lặn, tìm kiếm thức ăn và các nhóm hành vi tương tự.

Họ phát hiện ra rằng hơn nửa số chim cánh cụt đã tụ hợp lại thành nhóm trong khoảng một phút để lắng nghe tiếng kêu của đồng loại. Mỗi âm thanh đều khác nhau về độ dài cũng như tần suất và đôi khi lại có những nét tương đồng nhất định với loài chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus).

Dù tìm kiếm thức ăn theo bầy nhưng dường như không hề có bất kì tương tác nào giữa những chú chim. Hơn thế, các nhà nghiên cứu vẫn không sao tìm thấy nhiều sự thấy sự thay đổi trong việc lặn biển, thu thập thông tin hay cách thức bắt giữ con mồi trong những tiếng kêu ngoài khơi.

Tiếng kêu đồng loại giữa đại dương mênh mông chỉ đơn thuần là sự hợp thành bầy.
Tiếng kêu đồng loại giữa đại dương mênh mông chỉ đơn thuần là sự hợp thành bầy.

Chính điều này cho thấy rằng các tiếng kêu đồng loại giữa đại dương mênh mông chỉ đơn thuần là sự hợp thành bầy và không liên quan nhiều đến chuyện tìm kiếm thức ăn. Khi nhóm nghiên cứu xem đoạn video, họ nhận thấy những chú chim cánh cụt này đã lặn ở vùng biển nông ngay sau khi cất tiếng kêu của mình. Vì những giao tiếp như thế sẽ gây hao tổn năng lượng nên dưới các tầng nước sâu nơi không có nhiều oxy, thanh âm phát ra gần như sẽ bị trầm đục.

Young Lee đã nhận định với ScienceArt: “Chúng tôi vẫn chưa hiểu vì sao chim cánh cụt Gentoo lại gọi nhau khi ra khơi hay cách thức chúng nhận ra nhau bằng những thanh âm ấy giữa đại dương mênh mông. Chúng tôi nghi ngờ rằng ẩn đằng sau những tiếng kêu ấy còn là những cơ chế khác liên quan đến việc giao tiếp bằng tiếng kêu".

Cập nhật: 29/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.361