Những phát minh thú vị nhất của NASA, tưởng xa vời mà ai cũng thường sử dụng

Những phát minh và sản phẩm phụ của NASA mà bạn có thể tìm thấy trong nhà của mình
  •   1,84
  • 1.690

Bạn không cần phải là một phi hành gia để tận hưởng những điều thú vị mà NASA đã phát minh ra.

Cơ quan Quản lý Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) thường được biết tới với các dự án như tạo ra những hệ thống kính thiên văn đầy tham vọng có thể nhìn thấy thời điểm bắt đầu của vụ trụ, hay đưa con người lên mặt trăng rồi quay trở lại. Nhưng, ít ai biết rằng nó cũng chịu trách nhiệm cho các sản phẩm như áo tắm, công nghệ phẫu thuật mắt và cách bạn chụp ảnh tự sướng.

Các sản phẩm hàng ngày được liệt kê dưới đây chỉ là 15 trong số hơn 2.000 sản phẩm tiêu dùng đến từ các chương trình vũ trụ của NASA. Tất cả đều dựa trên công nghệ và khám phá do NASA trực tiếp phát triển, hợp tác với NASA hoặc thông qua tài trợ của NASA.

Nệm foam hoạt tính (Memory foam)

Nệm foam hoạt tính

Nếu nệm, gối, đi văng, sofa hoặc bất cứ thứ gì của bạn có chứa foam hoạt tính, hay còn gọi là “đệm nhớ” do khả năng trở lại hình dạng ban đầu sau khi sử dụng, thì bạn có thể cảm ơn NASA. Vật liệu này được phát triển bởi kỹ sư hàng không Charles Yost do NASA tài trợ và ban đầu được sử dụng để tạo ra những chiếc ghế máy bay có thể hấp thụ va chạm tốt hơn cho các phi công trong nhiều thử nghiệm.

Chuột máy tính cổ điển

Chuột máy tính cổ điển

Chuột máy tính được phát minh tại Đại học Stanford vào đầu những năm 1960 bởi Doug Englebart, dựa trên một nghiên cứu về đầu vào máy tính tương tác được NASA tài trợ. Nghiên cứu này được thực hiện bởi chuyên gia về khoa học máy tính có tên Bob Taylor của NASA.

Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại

Nếu bạn từng kiểm tra nhiệt độ của mình bằng nhiệt kế hồng ngoại, thì hãy nhớ rằng bạn sẽ không thể làm được điều đó nếu không có NASA. Cơ quan vũ trụ Mỹ đã phát triển các nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ của vật thể vũ trụ ở xa, và công nghệ này cuối cùng đã tìm ra cách để xuất hiện trong các ngôi nhà, thông qua việc trở thành bộ phận quan trọng của nhiệt kế gia đình.

Đồ bơi hiệu suất cao

Đồ bơi hiệu suất cao

Hầu hết chúng ta không thường xuyên mặc đồ bơi hiệu suất cao, nhưng những vận động viên bơi lội như Michael Phelps thì sử dụng chúng một cách thường xuyên. Bộ đồ bơi LZR Racer của Speedo - trang phục được lựa chọn cho những vận động viên bơi lội ưu tú - ra mắt vào năm 2008 và có các đặc tính động lực học dưới nước độc đáo đã ra đời sau quá trình thử nghiệm trong đường hầm gió tại Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA.

Máy ảnh điện thoại di động

Máy ảnh điện thoại dị động

Các cảm biến hình ảnh được sử dụng trong hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại có nguồn gốc trực tiếp từ NASA. Eric Fossum, một nhân viên của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, là người đầu tiên sử dụng công nghệ CMOS trong máy ảnh. Mục tiêu ban đầu là tạo ra một hệ thống camera tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn cho tàu vũ trụ, nhưng công nghệ này nhanh chóng được phổ biến trên toàn thế giới.

Ô tô tự lái

Ô tô tự lái

Chúng ta có thể được sử dụng công nghệ này một cách phổ biến hơn trong tương lai gần nhờ nhóm Công nghệ và Khoa học Lượng tử của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, với các dự án bắt đầu vào những năm 1980. Trong số các phát minh của họ có một thứ sở hữu cái tên đầy gợi cảm là “bộ cộng hưởng quang học chế độ thì thầm trong thư viện”. Đó là một bộ cộng hưởng hình cầu cho sóng ánh sáng. Cho đến gần đây, công nghệ này mới được sử dụng trong thực tế, khi nó được tích hợp vào hệ thống LiDAR dành cho ô tô tự lái.

Phẫu thuật LASIK

Phẫu thuật Lasik

Trong một nỗ lực để xác định việc thiếu trọng lực ảnh hưởng đến chuyển động của mắt như thế nào, NASA đã tiến hành một loạt thí nghiệm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế vào giữa những năm 2000. Kết quả mang lại không hữu ích cho lắm, nhưng công nghệ theo dõi mắt được phát triển dựa trên nó đã giúp ích rất lớn cho các thí nghiệm sau đó, giúp các ca phẫu thuật điều chỉnh thị lực LASIK có thể thực hiện được.

Tròng kính chống xước

tròng kính chống xước

Đã có nhiều loại mắt kính chống xước ra đời, nhưng không có thứ gì tốt bằng công nghệ trên dòng kính Survivor của Ray-Ban, bởi nó được cấp phép công nghệ từ NASA. NASA đã đi tiên phong trong việc phủ các màn hình dụng cụ nhạy cảm bằng một loại carbon giống kim cương để làm cho chúng có khả năng chống xước gấp 10 lần so với các phương pháp khác. Điều này có thể là hơi quá mức cần thiết đối với kính râm, nhưng nó vẫn khá tuyệt vời.

Hệ thống kiểm soát không lưu

Hệ thống kiểm soát không lưu

Cục Hàng không Liên bang Mỹ và NASA gần đây đã hoàn thành việc phát triển một hệ thống cải tiến để quản lý các chuyến bay trên mặt đất. Nó có tên gọi tắt là IADS (Integrated Arrival, Departure, and Surface (IADS)) hiện đã được thiết lập tại 27 sân bay bận rộn nhất của Mỹ.

Mặt đường có rãnh

Mặt đường có rãnh

Ngay cả khi bạn không nhận thấy, toàn bộ thế giới đã bớt trơn trượt hơn nhờ có NASA. Cụ thể, các nhà nghiên cứu của NASA đã chứng minh rằng việc cắt các rãnh mỏng trên đường băng bê tông để tạo ra các kênh dẫn nước thừa thoát ra ngoài làm giảm nguy cơ tai nạn do trơn trượt tại sân bay. Kết quả là, hàng trăm sân bay thương mại trên khắp thế giới đã được bố trí rãnh an toàn, sau đó thậm chí cả trên đường cao tốc. Quy trình tạo rãnh an toàn cũng đã được áp dụng cho các đường cong và cầu vượt, sau đó là lối đi dành cho người đi bộ, đường dốc và bậc tam cấp, rồi tới các nhà máy chế biến thực phẩm và chuồng gia súc.

Công nghệ này cũng đã được chứng minh là có khả năng khôi phục hiệu suất ma sát ướt đối với bề mặt đường mòn hoặc nhẵn và kéo dài tuổi thọ của chúng từ 5 đến 10 năm, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì.

Chăn cứu hộ khẩn cấp

Chăn cứu hộ khẩn cấp

Những chiếc chăn cứu hộ mỏng dính được đóng gói trong bộ dụng cụ sơ cứu và thường được phát khi kết thúc các cuộc chạy marathon được NASA phát triển vào năm 1964. Vật liệu của nó được tạo ra bằng cách cho nhôm bốc hơi lên bề mặt nhựa mỏng và hiện được sử dụng trong việc cắm trại, tấm chắn nắng, kính viễn vọng không gian… Như một tấm chắn, nó phản xạ nhiệt trở lại cho bất kỳ ai hoặc thứ gì được quấn trong đó.

Giày Nike Air

Giày Nike Air

Đôi giày thể thao này là sản phẩm chứa đựng tới hai cải tiến của NASA. Quá trình đúc cao su cứng của giày thể thao được thực hiện thông qua công nghệ "đúc cao su thổi", một quy trình tiên phong tại NASA để sản xuất mũ bảo hiểm. Còn vật liệu hấp thụ sốc được sử dụng trong Nike Air đến từ kỹ sư Frank Rudy của NASA.

Sữa công thức

Sữa công thức

Trong khi nghiên cứu các chiến lược dinh dưỡng cho những chuyến du hành tới sao Hỏa trong tương lai, các nhà khoa học NASA đã phát hiện ra nguồn tự nhiên cho một loại axit béo omega-3 trước đây chỉ có trong sữa mẹ. Thành phần này hiện được sử dụng trong hầu hết các loại sữa công thức dành cho trẻ em trên thị trường.

Máy hút bụi không dây

Máy hút bụi không dây

Hãng Black and Decker đã hợp tác chặt chẽ với NASA trong những năm 1960 để sản xuất máy khoan không dây, búa và các công cụ khác để tạo ra các sản phẩm có thể hoạt động trong môi trường trọng lực thấp (hoặc không trọng lực). Và giờ đây, bạn có thể thấy công nghệ này trong hàng loạt máy hút bụi không dây trên thị trường.

Máy lọc nước

Lọc nước

Mặc dù các bộ lọc nước cơ bản đã tồn tại từ giữa những năm 1950, nhưng phải đến khi NASA bơm tài nguyên vào nghiên cứu của mình cho chương trình Apollo vào năm 1963 thì các hệ thống lọc hiện đại mới bắt đầu xuất hiện. NASA đã dẫn đầu nghiên cứu về lĩnh vực này vì họ cần một lượng lớn nước sạch lưu trữ thời gian dài trong điều kiện khắc nghiệt bên ngoài không gian.

Để đạt được mục tiêu này, NASA đã phát triển một hệ thống hoạt động bằng cách sử dụng khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm và hạt vật chất có trong nước khi được xử lý đặc biệt với than củi. Phương pháp xử lý này - về cơ bản là một quá trình oxy hóa mở ra hàng triệu lỗ chân lông nhỏ giữa các nguyên tử cacbon trong than củi - khuếch đại khả năng hấp thụ của than củi, với diện tích bề mặt xốp, lớn đã tạo ra nhiều vị trí để các chất ô nhiễm liên kết hóa học với nó thông qua lực hút. Điều này làm cho nước thu được không có tạp chất.

Bộ vi xử lý - Microprocessor

Bộ vi xử lý - Microprocessor

Về mặt kỹ thuật, NASA không phát minh ra mạch tích hợp, thay vào đó phát minh này xuất hiện vào năm 1958 bởi kỹ sư điện Jack Kilby, tuy nhiên NASA đã phát minh ra các biến thể mới hơn và tiên tiến hơn của mạch tích hợp.

Chương trình Apollo của NASA đã khởi động cuộc cách mạng vi mạch, với việc chính phủ Hoa Kỳ đã thu mua hơn 60% mạch tích hợp trong nước những năm 1960.

Một trong những ứng dụng cao cấp đầu tiên của công nghệ vi mạch là trong máy tính hướng dẫn Apollo với giao diện DSKY, được sử dụng để cung cấp khả năng tính toán và điều khiển trên tàu để điều hướng, cũng như điều khiển mô-đun chỉ huy và mô-đun Mặt Trăng.

Ngày nay, các mạch tích hợp có thể được tìm thấy trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ điện thoại di động và máy tính cá nhân đến lò vi sóng - điều này chủ yếu nhờ vào quá trình xử lý và sản xuất vi mạch rẻ tiền từ Chương trình Apollo của NASA.

Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm

Vào những năm 1970 , NASA đã phát minh ra bọt ủ, một vật liệu hấp thụ sốc được thiết kế để cải thiện độ an toàn của đệm máy bay. Loại bọt ủ này sau đó được trang bị cho mũ bảo hiểm và ghế ngồi của tàu vũ trụ Apollo, đây là một lớp lót giúp giảm thiểu một số lực cực đoan mà các phi hành gia sẽ phải chịu.

Bọt ủ là một loại polyurethane được xử lý bằng các hóa chất bổ sung có cả độ nhớt và mật độ cao, các đặc tính lý tưởng để hấp thụ các tác động đáng kể và chống lại dòng năng lượng. Bọt có tính đàn hồi nhớt và nhạy cảm với nhiệt độ, nghĩa là khi được ép vào nguồn nhiệt, nó có thể tạo ra hình dáng theo khuôn.

Loại bọt ủ ban đầu được tùy biến thành bọt xốp cách nhiệt và được tung ra thị trường vào đầu những năm 1980, sau đó nó nhanh chóng được sử dụng trong các thiết bị y tế như nệm xốp cách nhiệt và dụng cụ thể thao như mũ bảo hiểm bóng bầu dục Mỹ và mũ bảo hiểm xe máy, xe đạp.

Truyền hình vệ tinh

Truyền hình vệ tinh

Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Nasa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát minh ra truyền hình vệ tinh. Vệ tinh đầu tiên có khả năng chuyển tiếp tín hiệu TV là Telstar 1, được cơ quan này phóng vào năm 1962.

Nó bắt đầu như một dự án hợp tác giữa Phòng thí nghiệm Bell để phát triển một hệ thống liên lạc vệ tinh thử nghiệm trên Đại Tây Dương. Sau đó, Nasa tiếp tục phát triển công nghệ này nhằm tạo ra các hệ thống tiên tiến hơn để giảm tiếng ồn và lỗi trong tín hiệu được truyền, dẫn đến khả năng truyền video và âm thanh độ nét cao.

Cập nhật: 14/10/2024 Tổ Quốc/PNVN
  • 1,84
  • 1.690