Những sai lầm của người Việt khi sử dụng xe máy

  •   3,52
  • 6.917

Chạy ngay sau khi nổ máy, chỉ bóp phanh trước hay xăng về vạch E vẫn có thể chạy tiếp khiến xe nhanh hỏng và mất an toàn cho người dùng.

Xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, hầu hết người trưởng thành đều có thể đi xe máy. Tại các thành phố lớn, số lượng phương tiện này tăng cao nhanh chóng, bình quân mỗi người một xe. Tuy nhiên hầu hết đi xe máy theo thói quen mà không biết cách đi an toàn và bảo dưỡng xe để giữ độ bền.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến của người Việt khi đi xe máy.

1. Chạy ngay sau khi nổ máy

Nhiều người thường vặn ga chạy ngay sau khi vừa ấn nút đề nổ.
Nhiều người thường vặn ga chạy ngay sau khi vừa ấn nút đề nổ.

Do vội vã hoặc không có thói quen chờ đợi, nhiều người vặn ga chạy ngay sau khi vừa ấn nút đề nổ. Cách làm này không tốt cho động cơ. Khi đề nổ động cơ sẽ kêu to một chút rồi mới lịm xuống nổ đều đặn, tức là vòng tua máy rồ lên cao một khoảng thời gian rồi mới về mức ổn định.

Người lái nên đợi khoảng 30 giây cho xe ổn định, lúc này dầu nhớt được bơm lên đầy đủ bôi trơn các chi tiết. Nhiệt độ động cơ lên cao giúp máy ấm dần, nhất là trong mùa đông, các bộ phận giãn nở đều sẽ kín kẽ nhờ vậy vận hành mượt mà êm ái.

Khi mới khởi động cũng không nên chạy rồ ga mà chạy từ từ, ga vừa phải để chắc chắn mọi thứ ổn định mới tiếp tục chạy nhanh.

2. Xăng về E vẫn đi được

Vạch xăng về vị trí E tức mức đỏ tuy vẫn đi được nhưng quãng đường không nhiều.
Vạch xăng về vị trí E tức mức đỏ tuy vẫn đi được nhưng quãng đường không nhiều.

Vạch xăng về vị trí E tức mức đỏ tuy vẫn đi được, vì lúc này trong bình còn dự trữ, nhưng quãng đường không nhiều. Nếu chạy xe sắp hết xăng, bạn sẽ không thể biết khi nào xe hết, nguy cơ phải dừng xe giữa đường là rất cao.

Về kỹ thuật, chuyên gia cho biết khi bình cạn xăng, không khí có thể xâm nhập vào gây gỉ thành bình xăng, cặn lắng đọng sẽ tắc ống dẫn. Bơm xăng ngập trong bình xăng nên được làm mát, vì thế khi không có xăng có thể dẫn tới cháy bơm xăng.

3. Bảo dưỡng tức là thay dầu

Trong quan niệm của nhiều người, bảo dưỡng xe thường xuyên tức là thay dầu định kỳ.
Trong quan niệm của nhiều người, bảo dưỡng xe thường xuyên tức là thay dầu định kỳ.

Trong quan niệm của nhiều người, bảo dưỡng xe thường xuyên tức là thay dầu định kỳ. Thực tế thay dầu ảnh hưởng đến chất lượng động cơ nhưng để vận hành ổn định an toàn còn rất nhiều chi tiết cần kiểm tra trên xe như áp suất lốp (non hay căng), dầu phanh với phanh đĩa, má phanh trên phanh đùm, độ đàn hồi phanh có tốt, giảm xóc..

Ngoài ra những chi tiết như lọc gió, kim phun, bugi cũng cần kiểm tra, vệ sinh nhưng khoảng cách dài hơn so với thay dầu. Nếu những chi tiết này bị bẩn có thể khiến xe bị chết máy khi đang chạy.

4. Chỉ bóp phanh trước

 Hầu hết phụ nữ đều từng ít nhất một lần ngã khi đi Lead vì phanh gấp.
Hầu hết phụ nữ đều từng ít nhất một lần ngã khi đi Lead vì phanh gấp.

Đây là sai lầm của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Với những xe có đầu nặng như Honda Lead, nếu chỉ bóp phanh trước (phanh bên phải) sẽ khiến xe mất cân bằng và người lái bị ngã. Hầu hết phụ nữ đều từng ít nhất một lần ngã khi đi Lead vì phanh gấp.

Để an toàn, phải bóp cả hai phanh với lực phanh trước bằng khoảng 70% so với lực phanh sau. Chỉ sử dụng phanh trước hoặc sau đều không cho kết quả tối ưu.

5. Lốp không săm là không cần bơm hơi

Có rất nhiều người cho rằng lốp không săm là không cần bơm hơi.
Có rất nhiều người cho rằng lốp không săm là không cần bơm hơi.

Lốp không săm là cách kết cấu lốp mà bên trong tráng các lớp màng để giữ không khí không lọt ra ngoài qua lốp cũng như mối tiếp xúc giữa lốp và vành. Thực chất công nghệ lốp này giúp giữ lượng không khí mà không cần săm. Do đó, xe vẫn phải bơm lốp như xe chạy săm thông thường.

6. Chỉ đi ở số 4

Có nhiều người thường vào ngay số 3 hoặc số 4 rồi giữ số cả ngày.
Có nhiều người thường vào ngay số 3 hoặc số 4 rồi giữ số cả ngày.

Với nhiều người, đây là thói quen cố hữu khi sử dụng xe số. Họ thường vào ngay số 3 hoặc số 4 rồi giữ số cả ngày. Có thể do tay lái yếu vào số tuần tự số 1 hoặc 2, nếu không quen hoặc không làm chủ được tay ga, dẫn đến xe bị giật khó kiểm soát.

Đi không đúng số, đặc biệt lại để ở số cao, khiến côn nhanh mòn hoặc bị cháy vì sức kéo giảm. Hơi xi-lanh và đầu bò bị gõ vì động cơ phải hoạt động quá tải. Mặt khác gây tốn xăng.

Cập nhật: 11/11/2016 Theo VnExpress
  • 3,52
  • 6.917