Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

  •   1,48
  • 3.828

“Giết nó làm gì, không đụng gì tới nó thì nó đâu có cắn”, đây là câu nói mà nhiều người nhận được khi có ý định đập một con rắn khi nó bò vào nhà của họ.

Tuy nhiên, việc đập rắn để ngăn ngừa mối đe doạ dường như là một ý kiến khá hợp lý khi nghiên cứu gần đây cho thấy xét trên phương diện tiến hoá, nọc rắn đã hình thành như 1 công cụ để săn mồi chứ không phải phục vụ cho mục đích tự vệ.

Rất có thể nọc rắn đã phát triển như một công cụ để săn mồi.
Rất có thể nọc rắn đã phát triển như một công cụ để săn mồi.

Được biết, đây là khám phá mới của các nhà khoa học đến từ Bangor University (Wales) và Swansea University. Để đưa ra kết luận nói trên, nhóm chuyên gia được tiến hành thu thập gần 400 bài khảo sát trực tuyến đến từ những người nuôi bò sát, người chăn gia súc và những ai có công việc phải tiếp xúc thường xuyên với loài rắn.

Đi sâu vào khoảng 600 trường hợp bị rắn tấn công, chỉ một nhóm nhỏ người cho biết họ có triệu chứng đau đớn dữ dội ngay tức khắc. Bằng chứng này phần nào cho thấy nọc độc có lẽ đã không phát triển chủ yếu dành cho việc phòng vệ.

Trong bối cảnh một loài vật nào đó đang tấn công một con rắn, hành động táp vào cơ thể con vật đó của loài rắn không khiến nó có tổn thương gì nghiêm trọng ngay tức thời, và có thể cuộc tấn công đó vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Thử so sánh một chút thì ở loài ong, vết đốt của chúng được cho là phương án tự vệ vô cùng hiệu quả bởi bạn sẽ bị đau đớn rất nhanh chóng.

Từ những manh mối ban đầu, nhóm nhà khoa học nghĩ rằng rất có thể nọc rắn đã phát triển như một công cụ để săn mồi. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết luận đầu tiên và bản thân các nhà nghiên cứu cũng cho rằng họ cần phải tiến hành thêm nhiều thử nghiệm khác mới có thể đưa ra khẳng định cuối cùng. Chẳng hạn như ở loài rắn hổ mang, nọc độc của chúng sẽ gây đau đớn ngay tức thì.

Cập nhật: 31/03/2020 Theo Tinh Tế
  • 1,48
  • 3.828