Nói chuyện bằng tay - Bạn đang làm đúng

  •  
  • 3.168

(khoahoc.tv) - Những nghiên cứu sâu xa chỉ ra rằng, khi chúng ta khua tay múa chân thì nó cũng mang lại những lợi ích liên quan đến nhận thức.

>>> Muốn học nhanh? Hãy cử động những bộ phận trên cơ thể

Sử dụng cử chỉ đã là quá đủ. Đúng không? Một cái vẫy tay tự nhiên nhưng đúng thời điểm có thể làm sáng tỏ một ý tưởng mà không cần đến một lời khen, hoặc không cần phải chỉ hẳn ra một vấn đề lẩn khuất cho một người bạn chậm hiểu. Chúng ra sử dụng cử chỉ để giúp người nghe có thể theo kịp những gì chúng ta nói, và làm cho chúng thêm phần thân thiện.

Nhưng mặt khác, khi chúng ta đang nói bằng tay, việc chơi chữ trở nên khó hiểu – thỉnh thoảng những cử chỉ dường như không gì ngoài làm sáng tỏ ý và gây ấn tượng. Chúng ta khua tay múa chân khi đang gọi điện thoại, trong bóng tối, và ngay cả khi chúng ta đang nói với chính mình. Chẳng khác nào người mù khua tay múa chân cho người mù xem.

Tăng cường trí nhớ

Nói chuyện bằng tay - Bạn đang làm đúng

Hơn nữa, đó có thể là một lời giải thích liên quan đến nhận thức tại sao một vài người sử dụng cử chỉ nhiều hơn những người khác. Xem xét một nghiên cứu liên quan đến nhận thức bởi các nhà khoa học đến từ trường Đại học Illinois.

Họ đã tuyển 50 sinh viên đại học để thực hiện một số bài kiểm tra. Một số bài kiểm tra nghiên cứu khả năng sử dụng từ vựng, trong khi những bài kiểm tra khác khai thác trí nhớ làm việc lời nói (verbal working memory) – khả năng giữ, chuyển dịch, và chỉnh sửa từ ngữ trong trí nhớ, có liên quan đến trí nhớ ngắn hạn. Sau đó, sinh viên xem một chuỗi phim ngắn Tom và Jerry, mỗi người sẽ miêu tả những hành vi chơi khăm vừa mới diễn ra trong phim. Kết quả là? Những sinh viên có trí nhớ làm việc kém hơn (mặc dù họ không phải là người có vốn từ vựng nghèo nàn) có khuynh hướng dùng cử chỉ thường xuyên hơn khi kể lại đoạn clip.

Tại sao lại có mối liên hệ giữa trí nhớ và cử chỉ điệu bộ? Một giả thuyết thú vị (mặc dù vẫn còn lờ mờ, chưa rõ ràng) cho rằng cử chỉ điệu bộ giải phóng trí nhớ làm việc. Đưa ra lời phát biểu đòi hỏi phải “nghĩ trước khi nói” (thinking for speaking) – mà các nhà khoa học gọi nó là quá trình tổ chức thông tin chúng ta muốn nói thành cấu trúc, từ ngữ, âm thanh thích hợp.

Cử chỉ giúp chúng ta tổ chức suy nghĩ, có thể bằng việc “chia ra thành từng mảng” hoặc giúp đưa chúng vào một khối sao cho xử lý dễ dàng hơn. Khi dự định nói gặp trở ngại, cử chỉ phát huy sự hiệu quả của nó. Cử chỉ giúp ta có thời gian để tìm lại từ ngữ trong bộ nhớ, giúp tránh lỗi ngữ pháp, hoặc đơn giản tổ hợp lại lời nói sao cho thật hùng hồn như những gì chúng ta muốn. Giả thuyết này đã đưa ra một lời giải thích thú vị rằng, tại sao con người khua tay múa chân nhiều hơn lúc gặp khó khăn khi nói, và tại sao những người có trí nhớ làm việc ngắn hạn thường diễn tả bằng điệu cử chỉ nhiều hơn để bù đắp lại.

Cử chỉ và não bộ

Nhưng nếu cử chỉ là hữu ích, tại sao chúng ta không làm nó mọi lúc? Chúng ta không thể sử dụng nó theo một cách thường xuyên được. Thay vì vậy chúng ta nên coi cử chỉ tự nhiên như một công cụ hỗ trợ. Nếu bạn lạm dụng nó, thông tin khi nói sẽ bị đẩy ra xa, không được chú ý.

Tuy nhiên không thể nói rằng, vì thế mà chúng ta không thể rèn luyện bản thân để có cử chỉ điệu bộ thích hợp và đa dạng. Một nghiên cứu đã chỉ ra, yêu cầu trẻ em dùng cử chỉ trong khi giải thích cách chúng giải bài toán sẽ giúp chúng học được cách mới để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nó không mang lại lợi ích tương tự cho người lớn.

Mỹ Hòa (Discovermagazine)
  • 3.168