Nước giải khát có thể gây ung thư: Mỹ, Âu lên 'cơn sốt'

  •  
  • 1.511

Benzen là một hóa chất nằm trong danh sách chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư máu leukaemia.

Benzen, kết quả phản ứng giữa chất bảo quản sodium benzoat và ascorbic acid (vitamin C) có trong nước giải khát trở thành nguy cơ gây ung thư.
Benzen, kết quả phản ứng giữa chất bảo quản sodium benzoat và ascorbic acid (vitamin C) có trong nước giải khát trở thành nguy cơ gây ung thư. Trong ảnh: Mô hình cấu trúc phân tử benzen - C6H6
Từ năm 1990, cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA đã có lời cảnh báo với ngành sản xuất nước giải khát Mỹ về hàm lượng Benzen có trong nước ngọt cao từ 2,5 đến 5 lần giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO để cho nước uống là 10ppb (parts per billion - phần tỷ).

Tuy nhiên, vấn đề không được đưa ra công luận vì ngành sản xuất nước giải khát có lời hứa sẽ thay đổi công thức pha chế để hạn chế được chất độc hại này.

Che giấu thông tin không phải là giải pháp tốt

Theo một bản ghi nhớ nội bộ của FDA thì từ tháng 12/1990, cơ quan này được các công ty nước ngọt Cadbury Schweppess và Koala Springs, Úc, thông tin về nguy cơ benzen trong nước ngọt.

Thông tin này đã được nêu ra tại hội nghị FDA và Hiệp hội Nước giải khát quốc gia Mỹ (NSDA), đại diện cho các nhà sản xuất nước ngọt như Coca-cola, PepsiCo và cadbury Schweppes.

Các nhà sản xuất có lời hứa sẽ thay đổi công thức để loại trừ nguy cơ, vì vậy, vấn đề được giữ yên.

Năm 1993, FDA có tổ chức đợt kiểm tra nhưng không thấy có vấn đề gì. Tuy nhiên từ đó đến nay đã có thêm nhiều nhà sản xuất mới có thể họ đã không được biết thông tin này.

Glen Lawrence-một trong những nhà hóa học đã từng thử nghiệm benzen cho FDA đầu thập niên 1990.
Glen Lawrence-một trong những nhà hóa học đã từng thử nghiệm benzen cho FDA đầu thập niên 1990 (Ảnh: VNN)
Thêm nữa, thông tin này không được công bố rộng rãi để đủ gây chú ý cho các nước khác kịp thời ngăn chặn. Từ tháng 1/2002 đến nay, có đến hơn 1.500 sản phẩm nước giải khát có chứa sodium benzoat và vitamin C hay citric acid lưu hành ở châu Âu, châu Mỹ La tinh, Bắc Mỹ.

Có hay không độc chất gây ung thư trong nước ngọt?

Vấn đề phát sinh do hai thành phần hiện nay vẫn thường gặp trong nước giải khát là chất bảo quản sodium benzoat và ascorbic acid (vitamin C) có thể phản ứng với nhau để hình thành benzen.

Sodium benzoat, ký hiệu E211, hay 211 thường được dùng làm chất bảo quản  trong công nghiệp thực phẩm. Ascorbic acid, hay vitamin C, có trong rau quả, nước ép trái cây, thường cũng được cho thêm vào thực phẩm và thức uống như một chất kháng oxy hóa kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Cơ chế phản ứng được Glen Lawrence-một trong những nhà hóa học đã từng thử nghiệm benzen cho FDA đầu thập niên 1990, giải thích:

Nước giải khát

Nước giải khát (Ảnh: VNN)

1, Thoạt tiên, ascorbic acid tác dụng với kim loại sắt, đồng có trong nước để tạo thành những gốc tự do hydrõyl.

2, Cùng lúc sodium benzoat trong môi trường acid của nước ngọt, cho ra benzoic acid.

3, Các gốc hydroxyl sẽ tác kích benzoic acid, tách CO2 tạo thành benzen.

Theo lawrence, phản ứng này có thể xảy ra trong thức uống cũng như thức ăn có chứa sodium benzoat và vitamin C, kể cả vitamin C tự nhiên có trong nước ép trái cây. Vì vậy, nước ép trái cây cũng như nước ngọt có dùng vitamin C không được dùng chất bảo quản là sodium benzoat.

Hiện nay, vấn đề này đang là cơn sốt ở Mỹ và các nước châu Âu.  Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh quốc - Food Standards Agency (FSA) đang tiến hành điều tra sau kết quả kiểm nghiệm 230 mẫu nước ngọt cho thấy  hàm lượng benzen trung bình cao hơn mức cho phép trong nước uống. Các nước Pháp, Đức cũng đang rục rịch...

Trong khi đó, theo danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế VN ban hành, sodium benzoat và benzoic acid vẫn được phép sử dụng trong các sản phẩm nước giải khát như hoa quả ngâm giấm, ngâm đường, trong nectar quả thanh trùng đóng hộp, trong nước giải khát, nước uống dành cho thể thao, nước uống có dược thảo...

Theo Khoa học Phổ thông, VNN
  • 1.511