Phát hiện hành tinh mới, hiểu thêm về vũ trụ sơ khai

  •   43
  • 4.444

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt gặp hình ảnh một hành tinh nhỏ gọn có tên gọi là J0925. Một hành tinh mới được ví như hạt đậu xanh vừa được phát hiện.

Hành tinh mới J0925 có đường kính 6000 năm ánh sáng, và lớn gấp 20 lần so với thiên hà Milky Way.
Hành tinh mới J0925 có đường kính 6000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học dự đoán rằng, hành tinh nhỏ như hạt đậu xanh trong vũ trụ này có thể xuất hiện từ thời xa xưa, lúc vũ trụ sơ khai và xuất hiện trong kỷ nóng nhất trong vũ trụ, có thể là 13 tỷ năm trước.

Các nhà khoa học đã sử dụng một máy quang phổ cực tím kết hợp với kính viễn vọng Hubble trong không gian để quan sát, kết quả cho thấy hành tinh J0925 phát ra một lượng lớn hạt photon ion hóa trên đường di chuyển của mình.

"Đây là một thiên hà đẹp tuyệt vời và vô cùng quan trọng, nó từng chứng kiến và tồn tại qua các kỷ tiến hóa, thay đổi trong vũ trụ, lần phát hiện này cho thấy, nó đang cung cấp cho chúng ta những hiểu biết thú vị hơn về vũ trụ thủa sơ khai".

Hiện các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu hành tinh "Hạt đậu xanh" và sẽ có những công bố chính thức vào năm 2018.

Thông tin vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.com

Cập nhật: 21/01/2016 Theo Kien Thuc
  • 43
  • 4.444