Phát hiện loài giông mào mới tại Fiji

  •  
  • 1.621

Mới đây một loài giông mào mới đã được phát hiện tại khu vực trung tâm Fiji. Loài mới được phát hiện, Brachylophus bulabula, gia nhập công đồng giông mào ít ỏi tại Thái Bình Dương bao gồm 2 loài trong đó một loài đang bên bờ vực tuyệt chủng. Tên khoa học bulabula được ghép từ hai từ "bula", trong tiếng Fiji nghĩa là "xin chào".

Giông mào Thái Bình Dương đang bị đe dọa nghiêm trọng. Hai loài đã tuyệt chủng sau khi con người có mặt tại đây gần 3000 năm trước. Ba loài giông mào Brachylophus còn sống sót đối mặt với các nguy cơ thay đổi và mất môi trường sống, đồng thời bị đe dọa bởi mèo rừng, cầy mangut và dê, những loài vật ăn giông mào.

“Hiểu biết mới của chúng ta về tính đa dạng loài trong nhóm động vật này là bước đầu tiên để xác định mục tiêu bảo tồn”, Robert Fisher cho biết. Ông là nhà nghiên cứu động vật học thuộc Cơ quan điều tra địa chất Hoa Kỳ tại San Diego, đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu về loài giông mào mới với các nhà khoa học từ Đại học quốc gia Úc và Đại học Macquaire.

Loài vật bị đe dọa 

Cận cảnh loài giông mào mới được phát hiện tại khu vực trung tâm Fiji. (Ảnh: © Paddy Ryan, Ryan Photographic)

Trong những loài giông mào Fisher nghiên cứu, với một ngoại lệ duy nhất, trên 13 hòn đảo mà giông mào được lấy mẫu, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ít nhất có một dòng di truyền riêng biệt chưa hề được biết đến ở nơi khác.

Ví dụ, loài giông mào Fiji, Brachylophus vitiensis, biết mất khỏi nhiều hòn đảo mà nó từng cư ngụ, loài vật này thuộc loại có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ của Tổ chứ bảo tồn tự nhiên quốc tế. IUCN là mạng lưới hoạt động môi trường lớn nhất toàn cầu. 

Một cặp họ giông mào mới được phát hiện tại khu vực trung tâm Fiji. (Ảnh: © Paddy Ryan, Ryan Photographic)

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng loài giông mào Thái Bình Dương được tìm thấy trước đây, Brachyophus fasciatus, cũng có khả năng tuyệt chủng, Fisher cho biết.

Cuộc du hành của giông mào

Các nhà địa lý và sinh vật học từ lâu vẫn không giải thích được bí ẩn về việc làm thế nào giông mào đến được các hòn đảo Thái Bình Dương. Họ hàng gần nhất của loài bò sát này được tìm thấy cách đó 5.000 dặm.

Giông mào Fiji nổi tiếng vì vẻ bề ngoài, và sự xuất hiện kỳ lạ của chúng giữa vùng biển Thái Bình Dường, trong khi họ hàng gần nhất của chúng cư ngụ tại châu Mỹ, Scott Keogh, giáo sư tại đại học quốc gia Úc, Canberra, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.  

Loài giông mào mới, Brachylophus bulabulahas, mới được phát hiện tại khu vực trung tâm Fiji. (Ảnh: © Paddy Ryan, Ryan Photographic)

Những đảo cao nhất của Fiji nằm cao hơn mặt nước biển trong ít nhất 16 triệu năm qua, và những phát hiện của nghiên cứu cho thấy giông mào Thái Bình Dương, đã tuyệt chủng và hiện sống sót, cư ngụ tại những hòn đảo này phần lớn thời gian. Tổ tiên của giông mào Thái Bình Dương có thể đã đến khu vực này 13 triệu năm trước sau khi vượt qua quãng đường 5.000 dặm.

Loài xâm lấn và thay đổi khí hậu

Những nỗ lực mô tả tính đa dạng hóa của giông mào Thái Bình Dương có vai trò quan trọng trong việc đặt ra mục tiêu đa dạng hóa sinh học cho lưu vực Thái Bình Dương. 

Loài giông mào mới được phát hiện tại khu vực trung tâm Fiji. (Ảnh: © Paddy Ryan, Ryan Photographic)

Fisher cho biết: “Lực vực đảo đang bị một số loài xâm lấn tấn công ví dụ như rắn brown tree, nhiều loại chuột và ếch coqui, điều này làm giảm đa dạng sinh học. Khí hậu thay đổi có thể làm giảm môi trường sống và thay đổi vùng bờ biển Thái Bình Dương, càng đe dọa đến đa dạng sinh học. Hiểu biết đúng đắn hơn về mô hình và quá trình ảnh hưởn đến sự đa dạng học sinh học ở nhóm đảo đặc biệt này sẽ giúp những người có thẩm quyền đặt ra những mục tiêu phù hợp cho công việc bảo tồn”.

Phát hiện mới được trình bày chi tiết trên số đặc biệt của tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society B tỏ lòng kính trọng đóng góp của Charles Darwin với vùng Thái Bình Dương. Các tác giả khác của nghiên cứu bao gồm Danielle Edwards thuộc đại học quốc gia Úc, và Peter Harlow thuộc đại học Macquarie, Úc.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 1.621