Phát hiện loài lưỡng cư cổ đại có đầu khổng lồ sử dụng lưỡi dính để bắt con mồi

  •  
  • 354

Chemnitzion richteri được phát hiện tại địa điểm của một khu rừng hóa đá cổ đại và được cho là đã đi lang thang trên Trái đất cách đây 300 triệu năm.

Với lịch sử lâu dài Trái đất và những kiến thức hạn hẹp của nhân loại về những loài cổ sinh vật thì hiển nhiên chúng ta vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về lịch sử của những loài động vật trên hành tinh của chúng ta. Và mới đây, các nhà nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra những hóa thạch cung câó bằng chứng hỗ trợ sự tồn tại của những sinh vật chưa được phát hiện trước đây. Theo đó, các nhà khoa học Đức đã xác định được phần còn lại của một loài lưỡng cư đã tuyệt chủng từng được phát hiện, nhưng chưa thể xác định trước đó.

Theo báo cáo của The Florida Star, loài này mới này được gọi là Chemnitzion richteri, được phát hiện tại "Frankenberger Road ở Chemnitz-Hilbersdorf, ngay nơi đặt trạm cứu hỏa địa phương ngày nay", Ralph Burghart, quan chức thành phố Chemnitz cho biết.

Loài Chemnitzion richteri đã sử dụng chiến lược phục kích để kiếm ăn.
Loài Chemnitzion richteri đã sử dụng chiến lược phục kích để kiếm ăn.

Theo các nhà nghiên cứu ở Đức, loài Chemnitzion richteri đã sử dụng chiến lược phục kích để kiếm ăn. Với cái đầu khổng lồ và thân hình nhỏ bé, sinh vật này đã phát triển cách đây 300 triệu năm trong các khu rừng xung quanh miền đông nước Đức. Loài mới đã được các nhà khoa học khai quật tại một điểm khai quật nằm ở nơi từng có một khu rừng hóa thạch.

Địa điểm này hiện nay đã từng là địa điểm của một khu rừng hóa thạch cùng với các loài lưỡng cư cổ đại đã sinh sống cách đây khoảng 300 triệu năm. Các nhà nghiên cứu coi khu rừng hóa thạch này là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của khu vực.

Nhóm thực hiện khám phá lịch sử bao gồm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ Chemnitz, Freiberg, Schleusingen và Berlin.

Cấu tạo chung của loài này khác đáng kể so với bất kỳ loài lưỡng cư ăn sâu bọ nào đã biết trước đây.
Cấu tạo chung của loài này khác đáng kể so với bất kỳ loài lưỡng cư ăn sâu bọ nào đã biết trước đây.

Các chuyên gia cho biết các loài lưỡng cư phát triển mạnh vào cuối thời đại Cổ sinh và đầu thời đại Trung sinh, khoảng 400 triệu đến 120 triệu năm trước. Theo các chuyên gia từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chemnitz và Đại học Công nghệ Freiberg, loài ở Đức có chân ngắn và đầu to. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, cấu tạo chung của loài này khác đáng kể so với bất kỳ loài lưỡng cư ăn sâu bọ nào đã biết trước đây.

Các chuyên gia từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chemnitz và Đại học Công nghệ Freiberg nói rằng sinh vật cổ đại mới được xác định này có chân ngắn và một cái đầu cực lớn, đồng thời mô tả nó là một loài "động vật ăn sâu bọ".

Người phụ trách bảo tàng, Thorid Zierold cho biết: "Nó có khả năng phóng chiếc lưỡi lớn và dính đầy sức mạnh của mình ra khỏi miệng để bắt côn trùng tương tự như cách mà loài ếch hiện đại vẫn làm. Các nhà nghiên cứu đã phân loại nó như một thành viên của nhóm lưỡng cư 'Labyrinthodontia', một từ tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là mê cung có răng".

Các nhà nghiên cứu cho biết, Chemnitzion richteri đã sử dụng chiến lược phục kích để săn côn trùng cổ đại và các động vật chân đốt khác, chúng đã từng là một loài phát triển thịnh vượng vào cuối kỷ Paleozoi và đầu kỷ nguyên Mesozoi.

Theo thời gian, vào thời đại Cổ sinh, sự thay đổi đáng kể về địa hình Trái đất khi các lục địa chuyển dịch và khí hậu của hành tinh trải qua những thay đổi lớn đã khiến cho nhiều loài sinh vật kỳ lạ xuất hiện trên hành tinh của chúng ta. Theo Live Science, sự tiến hóa của sự sống trên Trái đất trong thời kỳ này trùng với thời kỳ thời tiết cực kỳ ấm áp và sau đó là kỷ băng hà kéo dài. Vào khoảng thời gian này, Trái đất được cai trị chủ yếu bởi các loài động vật không xương sống ở biển - nổi tiếng nhất là loài trilobite.

Các thời kỳ Đại Cổ sinh sau đó chứng kiến sự gia tăng của sự sống trên cạn, đặc biệt là dương xỉ, các cây đầu tiên và những sinh vật đa dạng về ngoại hình từ giống thằn lằn đến giống rắn. Cùng với động vật chân đốt, Trái đất đã xuất hiện nhiều loài động vật sống trên cạn đầu tiên và cả tổ tiên cổ đại của loài nhện.

Động vật chân đốt bắt đầu thống trị các vùng đất trên Trái đất, và trong suốt hàng triệu năm, những thay đổi tiến hóa dần dần đã chứng kiến nhiều loài đa dạng hơn xuất hiện, bao gồm cả loài Chemnitzion richteri.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, kỷ nguyên Mesozoi xảy ra ngay sau kỷ Paleozoi và tạo ra muôn vàn sự sống mới. Thời kỳ này còn được gọi là "thời đại của cây lá kim", thời đại Mesozoi chủ yếu được cai trị bởi khủng long và bao gồm các kỷ Trias, kỷ Jura và kỷ Phấn trắng. Cùng với những sinh vật khổng lồ này, hành tinh của chúng ta còn chứng kiến sự xuất hiện hệ thực vật khổng lồ nở hoa khắp bề mặt.

Nếu ước tính của các nhà nghiên cứu là đúng, thì Chemnitzion richteri sẽ cùng tồn tại với nhiều loài khủng long nổi tiếng trong phim và truyền hình.

Hơn nữa, trong khi Chemnitzion richteri có vẻ giống với các loài lưỡng cư khác, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng cấu tạo chung của nó khác hẳn với các loài lưỡng cư ăn sâu bọ khác.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã quyết định phân loại nó thành loài riêng biệt. Ronny Roessler, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chemnitz, thông báo với báo chí rằng một mô hình 3D của Chemnitzion richteri sẽ sớm được trưng bày.

Rừng hóa thạch Chemnitz là một trong những địa điểm cổ sinh vật quan trọng nhất của khu vực. Với 300.000 đồ vật được trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chemnitz là một trong những viện nghiên cứu lớn nhất và nổi tiếng nhất thuộc loại này ở miền đông nước Đức.

Cập nhật: 09/09/2022 PNVN
  • 354