Các nhà khoa học đã khám phá ra những hiểu biết mới về chế độ ăn của loài sư tử ăn thịt người Tsavo khét tiếng sau khi phân tích những chiếc lông tìm thấy trong răng của loài săn mồi này.
Năm 1898, một cặp sư tử đực (Panthera leo) đã giết và ăn thịt hàng chục công nhân đang xây dựng một cây cầu đường sắt bắc qua Sông Tsavo ở Kenya - giết chết ít nhất 35 người. Chúng rình rập và khủng bố công nhân trong chín tháng trước đó. Xác của loài sư tử này đã được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago, Mỹ.
Loài sư tử ăn thịt người ở châu Phi.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã trích xuất ADN từ những sợi lông tìm thấy trong răng của sư tử. Phát hiện của họ đã xác định được sáu con mồi mà sư tử ở Kenya đã ăn thịt.
Răng của sư tử đã bị hư hại trong suốt cuộc đời của chúng. Đồng tác giả nghiên cứu, Thomas Gnoske, đã tìm thấy hàng ngàn sợi lông mắc vào khoang hở của những chiếc răng bị gãy. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago).
"Chúng tôi đã tìm thấy vật liệu di truyền ty thể từ hươu cao cổ, người, linh dương sừng kiếm, linh dương nước, linh dương đầu bò và ngựa vằn làm con mồi, và cũng xác định được lông từ chính những con sư tử", đồng tác giả nghiên cứu Alida de Flamingh, nhà sinh vật học tại Đại học Illinois Urbana-Champaign, Mỹ, cho biết. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện mới này trên tạp chí Current Biology.
Sư tử Tsavo được nhìn thấy trên khắp khu cắm trại của công nhân trải dài 13km của Công viên quốc gia Tsavo, phía đông núi Kilimanjaro. Diện tích lãnh thổ của sư tử có thể dao động từ 50 đến 1.000km2, tùy thuộc vào sự sẵn có của con mồi và nước. Khi con mồi thưa thớt, sư tử sẽ mạo hiểm đi xa hơn để tìm nguồn tài nguyên khác.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hai con sư tử đã rời khỏi lãnh thổ trong vài tháng và có khả năng chúng đã di chuyển đến một môi trường có nhiều con mồi hơn và có nhiều linh dương đầu bò.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sự vắng mặt của ADN trâu là điều bất ngờ. Bởi trâu rừng châu Phi là một trong những loài động vật săn mồi chính của sư tử ở vùng Tsavo.
De Flamingh cho biết: "Việc dịch tả trâu rừng xâm nhập vào châu Phi vào những năm 1890 đã giết chết khoảng 90% gia súc và có tác động tương tự đến trâu rừng".
Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn lý do tại sao sư tử Tsavo lại săn người. Phân tích đồng vị trên tóc và xương của những con sư tử Tsavo cho thấy chúng đã ăn khoảng 35 người, tương đương với khoảng 35% chế độ ăn của một con sư tử.