Phát hiện phong tục mai táng bằng cần sa trong ngôi mộ 2.500 tuổi

  •  
  • 1.094

Mới đây, các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc đã cho khai quật một ngôi mộ cổ và phát hiện ra một xác chết khoảng 2.500 tuổi. Đáng chú ý, bộ xương người này được phủ một lớp cây cần sa giống như một tấm vải liệm.

Trong một báo cáo được đăng trên tạp chí Economic Botany mới đây, nhà khảo cổ học Hongen Giang và các đồng nghiệp của ông đã mô tả về quá trình chôn cất một người trưởng thành khoảng 35 tuổi ở thành phố Turpan, Tây Bắc Trung Quốc.

Cây cần sa được bố trí trên cơ thể của một người đàn ông trung niên khoảng 35 tuổi trong ngôi mộ 2.500 năm ở Turpan, Trung Quốc.
Cây cần sa được bố trí trên cơ thể của một người đàn ông trung niên khoảng 35 tuổi trong ngôi mộ 2.500 năm ở Turpan, Trung Quốc.

Được biết, xác chết này đã được chôn cất khoảng 2.400 – 2.800 năm trước đó. Đáng chú ý, thi hài này đã được đặt trên một chiếc giường bằng gỗ, gối lên một chiếc gối bằng cây sậy và được phủ lên trên một lớp cây cần sa. Cụ thể, có tới 13 cây cần sa được phủ lên xác chết, mỗi cây có chiều dài khoảng 0,91m và được xếp chéo từ xương chậu cho tới cằm, hơi chếch sang bên phía trái khuôn mặt.

Theo tờ National Geographic, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học có thể phục chế hoàn chỉnh cây cần sa từ một ngôi mộ cổ của con người. Đồng thời, việc phát hiện ra thi hài này cũng là lần đầu tiên thấy cây cần sa được dùng như một tấm vải liệm. Điều này mở ra cho chúng ta thấy về một phong tục mai táng xác chết mới trong nền văn hóa Á-Âu cổ đại.

Các cây cần sa có trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn.
Các cây cần sa có trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn.

"Bằng chứng khảo cổ học này cho chúng ta thấy rằng, hàng ngàn năm trước, việc sử dụng cây cần sa đã rất phổ biến trên các vùng thảo nguyên Âu-Á", Nhà khảo cổ học Hongen Giang cho biết.

Cập nhật: 07/10/2016 Theo khoahocphattrien
  • 1.094