Chôn cất và hỏa táng người chết là hai hình thức mai táng phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ở rất nền văn hóa trên thế giới có cách thức mang táng người chết rất đặc biệt: ngâm bùn xác chết, thiên táng, đóng băng...
Dưới đây là 10 cách kì lạ mà người thời cổ và hiện đại chôn cất người chết.
Xác ướp Ai Cập cổ đại dường như là những thi thể nổi tiếng nhất trên thế giới. Để có thể bảo quản được thi hài của những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội thời đó, tất cả các cơ quan bên trong cơ thể đều phải được bỏ ra, thậm chí cả bộ não cũng phải được lấy ra qua đường mũi bằng một cái móc. Xác chết sau đó được phủ đầy các chất liệu khô như mùn cưa và được bọc trong vải lanh. Người Ai Cập cổ đại tin rằng phương pháp ướp xác này, có thể lưu giữ được linh hồn của người chết trên con đường đến với thế giới bên kia.
Dường như mọi người đều đã nghe nói đến câu chuyện Walt Disney, nhà sản xuất phim nổi tiếng, đã đi tìm sự bất tử bằng cách đóng băng xác chết của mình. Dù câu chuyện đó chỉ là truyền thuyết trong vùng, nhưng khoa học đóng băng là điều hoàn toàn có thật, và bây giờ việc đóng băng các xác chết đã trở thành hợp pháp. Sau khi chết, thi hài được ngâm trong chất Nitơ lỏng để tránh sự phân hủy cho đến y học tương lai có thể “cứu sống” được các thi hài đó. Trong suốt khoảng thời gian đó, xác chết sẽ bị đóng băng hoàn toàn.
Hoàn toàn trái ngược với các lễ tang ảm đạm ở phương tây, "những bữa tiệc hỏa thiêu” của người Bali lại có không khí của mùa lễ hội. Trong thủ tục mai táng này, xe diễu hành sẽ đi dọc xuống cách đường phố trong vùng, mang theo thi thể người chết đến trường hỏa thiêu, tại đây xác chết sẽ được cho vào hình nộm của một con bò đực, và sau đó mới bắt đầu đốt xác.
Plastination là công nghệ ướp xác được phát triển bởi một nhà khoa học người Đức, Gunther von Hagens. Có hẳn các tour triển lãm “Thế giới thi hài” nổi tiếng tại nhiều bảo tàng trên khắp thế giới của nhà khoa học này. Kỹ thuật bảo quản xác chết của ông khá gây tranh cãi: cơ thể được chia ra làm nhiều phần và ướp trong một chất lỏng làm cứng, và đôi lúc còn được sử dụng với mục đích "giáo dục".
100.000 năm trước, trước khi chôn người chết, những người Neanderthal (tộc người đã tuyệt chủng, rất giống với người hiện đại) thường để thi hài vào phía sâu của các hang động ở châu Âu và Trung Đông. Một số nhà khảo cổ cho rằng, đối với người Neanderthal, những hốc tối tăm kín đáo của hang động là nơi tốt nhất để đưa người chết vào thế giới bên kia.
Có thể rất nhiều lữ hành đã phải bỏ mạng khi tình cờ băng qua những đầm lầy tối tăm ở miền nam châu Âu, tuy nhiên, có một số cá thể, đặc biệt vào thời kỳ trung cổ, đã được cố tình chôn một cách cẩn thận ở những đầm lầy này. Một lớp chất hóa học trong vũng lầy có thể bảo quản được cơ thể khá tốt, chính vì vậy, các nhà khảo cổ không gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu những cơ thể được ngâm bùn này.
Ở Tây Tạng, người ta không chôn cất người thân dưới đất, thay vì đó, họ đưa các xác chết lên đỉnh núi và để xác cho kền kền ăn. Thậm chí, nhiều thi hài còn được tẩm với bột mì và sữa để có “vị ngon hơn”, và như vậy tất cả những gì của xác chết sẽ biến mất khỏi trái đất này một cách vĩnh viễn. Dưới góc nhìn của người ngoài có thể thấy hình thức này quá rùng rợn, nhưng với người địa phương, đây lại là cách thể hiện sự rộng lượng và là nghi lễ giúp các linh hồn sớm siêu thoát lên trời.
Những người Viking thời trung cổ sống và chết trên biển. Sau khi chết, cơ thể những người Viking giàu có được đặt lên một con thuyền đầy ắp thức ăn, trang sức, vũ khí, đôi lúc có cả người hầu và các loài động vật để họ có thể hưởng được một cuộc sống sung sướng ở kiếp sau. Sau đó, con thuyền được cho ra ngoài biển khơi và đốt. Điểm đến cuối cùng sau khi chết của các chiến binh Viking là Valhalla hoặc Odin’s Hall, nổi tiếng trong các bộ truyện về người Na-uy cổ đại (The Old Norse sagas)
Nhiều bộ tộc ở một số vùng trên thế giới tin rằng cách tốt nhất để táng người chết là đưa họ lên cao thay vì chôn xuống đất. Những bộ tộc ở Úc, Columbia thuộc Anh, vùng tây Nam Mỹ và Siberia nổi tiếng với thủ tục táng người chết trên cây này, trong đó, cơ thể được bọc trong vải, móc lên cây và tự phân hủy.
Tại Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei có tục lệ khi những đứa trẻ không may chết sớm, chúng được treo trên cây (mộc táng) thay vì chôn dưới mặt đất. Thi thể các em bé sẽ được rửa sạch và cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ trước khi treo lên cây.
Bé trai được treo trên cao, còn bé gái lại mắc xuống thấp hơn ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông. Họ tin rằng làm như thế, linh hồn các bé sẽ dễ dàng bay tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác.
Những người theo đạo Zoroastrian (Hỏa giáo – tôn thờ lửa, một tôn giáo cổ đại của người Iran) cho rằng cơ thể con người sau khi chết không thuần khiết, vì vậy việc chôn xác dưới đất hay hỏa thiêu sẽ làm vấy bẩn đất đai. Do đó, những người thuộc Hỏa giáo sẽ mang các thi hài đến một nơi được gọi là “Tòa tháp yên lặng”, thường nằm ở trên một vùng cao nguyên núi cao. Tại đó, xác chết được bày ra cho các con vật và một số yếu tố khác. Khi xương đã khô và bị phai màu bởi ánh nắng mặt trời, chúng được lấy về và hòa vào với vôi.