Phát hiện thần kỳ về chú rùa sống trong dạ dày cá vược miệng lớn

  •   32
  • 1.798

Trong lúc lấy mẫu mô của cá vược miệng rộng, các nhà khoa học kinh ngạc khi thấy bụng nó chuyển động và thận trọng mở ra xem xét.

Các nhà sinh vật học tại Ủy ban Bảo tồn Cá và Sinh vật hoang dã Florida (FWC) dùng thuyền máy bắt cá vược miệng rộng tại Everglades để nghiên cứu, UPI hôm 5/3 đưa tin. Trên bàn thí nghiệm, họ tiến hành thu thập mẫu mô, sỏi tai và xác định giới tính của toàn bộ số cá bắt được.

Chú rùa còn sống trong dạ dày cá vược.
Chú rùa còn sống trong dạ dày cá vược.

Một thành viên trong nhóm nghiên cứu bất ngờ nhận thấy bụng của một con cá đang chuyển động. Chuyên gia này cẩn thận mở dạ dày nó ra và phát hiện một con rùa còn sống.

"Rùa sống không phải là thứ mà các nhà sinh vật học thường tìm được trong dạ dày cá vược miệng rộng", nhóm nghiên cứu cho biết. Sau khi kiểm tra và xác định rùa vẫn khỏe mạnh, họ đã thả lại con vật xuống nước.

Cá vược miệng rộng (Micropterus salmoides) là loài cá nước ngọt ăn thịt có nguồn gốc từ miền đông và miền trung nước Mỹ, đông nam Canada, miền bắc Mexico nhưng đã được đưa tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Con trưởng thành chủ yếu ăn cá, tôm, ếch, còn con nhỏ thường ăn động vật giáp xác, côn trùng và cá nhỏ.

Cá vược miệng rộng thường dài 40 cm với tuổi thọ trung bình ngoài tự nhiên là 10 - 16 năm. Kỷ lục về chiều dài và tuổi thọ của loài vật này lên tới 97 cm và 23 năm, theo Cơ quan Cá và Sinh vật hoang dã Mỹ (USFWS). Trong khi đó, kỷ lục về cân nặng của chúng là 10,1 kg.

Cập nhật: 09/03/2021 Theo Dân Việt
  • 32
  • 1.798