Một loài hoàn toàn mới đã được khám phá trong khu vực làm tổ của khủng long titanousaur ở Catalonia, Tây Ban Nha.
Sinh vật được đặt tên khoa học là Ogresuchus furatus, một con cá sấu cổ đại. Khác với những con cá sấu cổ tại to đến đáng sợ khác, Ogresuchus furatus chỉ dài 1,1 m. Nhưng nó gây ám ảnh đối với titanosaurs – "siêu khủng long" kỷ Phấn Trắng, loài lớn nhất trong mọi loài khủng long, có thể nặng vài chục tấn.
Chân dung quái dị của con cá sấu bé nhỏ nhưng đặc biệt nguy hiểm - (Ảnh: VIỆN CỔ SINH VẬT HỌC MIQUEL CRUSAFONT CATALÀ).
Tạo hóa đã cho con cá sấu này một hình hài kỳ dị với khuông mặt khá "quái" và 4 chân dài, chắc khỏe chứ không như cá sấu hiện đại. Nó sự nhanh nhạy tương đương động vật có vú, đồng thời lại đủ nguy hiểm như mọi loài bò sát cổ đại khác, nên có khả năng săn mồi vượt trội.
Nhóm tác giả từ Viện Cổ sinh vật học Miquel Crusafont Català (Tây Ban Nha), Đại học Autònoma ở Barcelona và Bảo tàng La Conca Dellà (Tây Ban Nha) khẳng định loài cá sấu kỳ dị này thậm chí cạnh tranh nguồn thức ăn với các con khủng long tầm trung.
Cận cảnh các hóa thạch và ảnh phục dựng tái hiện lại cơ thể đặc biệt của con cá sấu cổ - (Ảnh: VIỆN CỔ SINH VẬT HỌC MIQUEL CRUSAFONT CATALÀ)
Chúng đe dọa các siêu khủng long tinanosaur và có thể là nhiều loài khủng long lớn khác theo một cách khác: săn những con non. Đó có lẽ là lý do nó chết gần khu vực làm tổ của loài khủng long này – "thánh địa" cổ sinh vật học El Mirador ở Coll de Nargó, tỉnh Lleida, Catalonia.
Với niên đại 71,5 triệu năm tuổi, Ogresuchus furatus là đại diện lâu đời nhất của chi cá sấu cổ đại đã tuyệt chủng mang tên Sebecidae. Các thành viên khác của chi này "già" nhất cũng chỉ hơn 60 triệu năm tuổi. Việc phát hiện ra loài mới khiến các nhà khoa học phải định nghĩa lại loài Sebecidae: nó phải là sinh vật thuộc về Gondwana, siêu lục địa đã tan rã của Trái đất cổ đại.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.