Sự thật về vũ trụ cho bạn biết bạn bé nhỏ dường nào trong Trái đất này

  •   4,25
  • 10.409

Vũ trụ vô cùng rộng lớn, ẩn bên trong chúng là những sự thật khiến chúng ta không khỏi ngỡ ngàng.

Một số sự thật còn khiến chúng ta hết sức... mệt não nữa cơ. Hãy check ngay để xem chúng đáng sợ như thế nào nhé!

1. Mặt trời chiếm hơn 99% khối lượng của cả hệ Mặt trời

Mặt trời rất to, chuyện đó ai cũng biết. Nhưng to đến nỗi chiếm hết 99% tổng khối lượng của cả hệ thì... quả là "kinh hoàng".

Mặt Trời chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt trời
Mặt Trời chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt trời.

Với khối lượng 1,9891 ×10^30, Mặt Trời chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt trời và là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt trời.

Hãy thử tưởng tượng chỉ 1% khối lượng còn lại chia hết cho cả 8 hành tinh cùng với các mặt trăng, sao chổi, thiên thạch và hằng hà sa số những thứ khác, bạn sẽ thấy chênh lệch là lớn đến chừng nào.

2. Nếu xem Mặt trời như quả bóng trong phòng tập... thì Trái đất của chúng ta còn nhỏ hơn đồng xu 1.000 đồng

Ước tính Mặt trời có thể chứa được khoảng một triệu Trái đất bên trong mình cơ đấy!

Sự thật là nếu so về kích thước với một số hành tinh còn lại trong hệ mặt trời như sao Thổ, sao Mộc, sao Hải Vương, sao Thiên Vương, Trái đất cũng chỉ thuộc hàng "em út" mà thôi.

3. Có một thiên thạch cũng "lắc vòng" như sao Thổ

Thiên thạch Chariklo có hẳn hai vòng băng xung quanh mình dù đường kính chỉ khoảng 260km.
Thiên thạch Chariklo có hẳn hai vòng băng xung quanh mình dù đường kính chỉ khoảng 260km.

Và tên của thiên thạch đó là Chariklo. Chariklo có hẳn hai vòng băng xung quanh mình dù đường kính chỉ khoảng 260km. Thiên thạch này quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo nằm giữa sao Thổ và sao Thiên vương.

4. Bạn tin không, tồn tại cả một "hành tinh kim cương" đấy

55 Cancri e có bề mặt được bao phủ bởi than chì và kim cương.
55 Cancri e có bề mặt được bao phủ bởi than chì và kim cương.

Tên của "hành tinh lấp lánh" này là 55 Cancri e và nó có kích thước gấp đôi Trái đất. Hành tinh này quay quanh một sao thuộc chòm sao Cự giải, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng.

55 Cancri e có bề mặt được bao phủ bởi than chì và kim cương. Vì thế nếu có chuyện "ăn khế trả kim cương" thì bạn biết đích đến của mình là ở đâu rồi đó.

5. Trong khi đó, sao Mộc và sao Thổ lại có mưa kim cương

Thay vì là nước đá như Trái đất thì ở sao Mộc vào sao Thổ sẽ được thay bằng cục... kim cương.
Thay vì là nước đá như Trái đất thì ở sao Mộc vào sao Thổ sẽ được thay bằng cục... kim cương.

Thử tưởng tượng, thay vì hạt mưa đá ở Trái đất là cục nước đá, ở sao Mộc vào sao Thổ sẽ được thay bằng cục... kim cương.

Những hạt mưa "mắc tiền" này được hình thành khi sấm sét biến metan thành bồ hóng, rơi xuống gặp với nhiệt độ và áp suất thích hợp, chuyển hóa thành than chì rồi thành kim cương. Những viên to nhất có đường kính lên đến 1 centimet.

6. Và cũng có một hành tinh mưa thủy tinh

Hành tinh này có nhiệt độ rơi vào khoảng 1.000 độ C.
Hành tinh này có nhiệt độ rơi vào khoảng 1.000 độ C.

Được phát hiện vào năm 2013 bằng kính viễn vọng Hubble, hành tinh xanh có tên HD 189733b này trông rất giống Trái đất của chúng ta.

Có điều nó có nhiệt độ rơi vào khoảng 1.000 độ C và có mưa thủy tinh kèm những cơn gió có vận tốc... 7000km/h.

7. Trong không gian, mọi thứ gần như im lặng hoàn toàn

Mặc dù cũng có xuất hiện những rung động cũng như những loại sóng âm, nhưng chúng đều không nằm ở ngưỡng mà con người có thể nhận thấy được.

Bên ngoài vũ trụ vốn là môi trường chân không, vì thế dù bạn có hét khản cổ thì ngay cả bản thân bạn cũng chưa chắc đã nghe thấy.

8. Hành tinh "đĩa bay"

Đây thật ra là một Mặt trăng của sao Thổ.
Đây thật ra là một Mặt trăng của sao Thổ.

Đây thật ra là một Mặt trăng của sao Thổ. Hình dạng đặc biệt này là do trong quá trình quay quanh sao Thổ, nó đã "chôm" bớt vài vật liệu cấu thành nên cái vòng xung quanh hành tinh chủ của nó.

Các nhà khoa học đã từng đưa ra dự doán về hành tinh này từ năm 2007, nhưng phải đến khi hình ảnh của nó được chụp lại vào tháng Ba năm nay, nó mới chính thức được công nhận.

9. Thiên thạch "lớn nhất hệ Mặt trời"

Vesta có đường kính khoảng 530km - tức là bằng quãng đường từ Hà Nội đến Quảng Bình.
Vesta có đường kính khoảng 530km - tức là bằng quãng đường từ Hà Nội đến Quảng Bình.

Thiên thạch lớn nhất hệ Mặt trời tên là Vesta, có đường kính khoảng 530km - tức là bằng quãng đường từ Hà Nội đến Quảng Bình.

Nhà thiên văn học Heinrich Wilhelm Olbers lần đầu tiên phát hiện ra nó vào ngày 29 tháng 3 năm 1807, và đặt tên nó theo thần Vesta, vị thần trinh nữ của gia đình và trái tim trong thần thoại La Mã.

10. Tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể "xếp hàng" vừa vào giữa khoảng cách từ Trái đất và Mặt trăng

Khoảng cách từ Trái đất tới nhà của chị Hằng khoảng 3.844.00km.
Khoảng cách từ Trái đất tới nhà của chị Hằng khoảng 3.844.00km.

Khoảng cách từ Trái đất tới nhà của chị Hằng khoảng 3.844.00km. Mang con số này trừ đi tổng đường kính của 7 hành tinh còn lại trong hệ Mặt trời vẫn còn thừa hẳn 4380km. Không sợ chen lấn!

11. Người sao Hỏa toàn là robot

Người sao Hỏa toàn là robot và có nguồn gốc từ Trái đất.
Người sao Hỏa toàn là robot và có nguồn gốc từ Trái đất.

Và lại có nguồn gốc từ Trái đất nữa chứ. Thật vậy, cho đến khi chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng về việc sao Hỏa có một dạng sống khác, thì rõ ràng hiện tại trên sao Hỏa có khoảng 6 tàu không gian chọn làm nơi cư trú cho những nhiệm vụ của mình.

12. Trên Trái đất có nhiều cây hơn số ngôi sao ở Dải Ngân hà

Trên hành tinh của chúng ta có khoảng ba ngàn tỉ cây xanh
Trên hành tinh của chúng ta có khoảng ba ngàn tỉ cây xanh.

Trên hành tinh của chúng ta có khoảng ba ngàn tỉ cây xanh (dù vẫn đang bị khai thác vô tội vạ), trong khi tổng số sao trong Dải Ngân hà chỉ rơi vào khoảng 100 đến 400 tỉ mà thôi.

13. Nhưng tính rộng ra cả vũ trụ thì số ngôi sao còn nhiều hơn cả số hạt cát trên Trái đất

Vũ trụ nói chung là rất rộng lớn, lớn đến bao nhiêu thì chúng ta cũng... không biết
Vũ trụ nói chung là rất rộng lớn, lớn đến bao nhiêu thì chúng ta cũng... không biết.

Vũ trụ nói chung là rất rộng lớn, lớn đến bao nhiêu thì chúng ta cũng... không biết vì vũ trụ là tất cả, vượt ra cả ngoài tầm hiểu biết của con người.

Các nhà khoa học cũng chỉ ước lượng số lượng ngôi sao rơi vào khoảng 1.000.000.000.000.000.000.000.000 ~ (1 triệu tỷ tỷ - phải vậy không?). Con số đó là cực kỳ, cực kỳ to nếu so sánh với tổng số hạt cát có trên Trái đất, khoảng 7,5 x 10^18 hạt (7 tỷ tỷ 5 triệu tỷ hạt).

14. Trên sao Kim, một ngày dài hơn một... năm

Sao Kim cần 243 năm Trái đất để tự xoay quanh trục của mình
Sao Kim cần 243 năm Trái đất để tự xoay quanh trục của mình.

Nghe có vẻ sai sai nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Sao Kim cần 243 năm Trái đất để tự xoay quanh trục của mình, nhưng chỉ cần 225 ngày Trái đất để đi hết một vòng quanh Mặt trời...

15. Dấu chân trên Mặt trăng sẽ còn tồn tại thêm vài triệu năm nữa

 Mặt trăng cũng không có bất kỳ núi lửa hoạt động nào có thể gây ra sự thay đổi ở bề mặt.
Mặt trăng cũng không có bất kỳ núi lửa hoạt động nào có thể gây ra sự thay đổi ở bề mặt.

Khác với Trái đất, trên mặt trăng không có sự xói mòn do gió hoặc nước vì sự thiếu hụt áp suất cũng như nước trên bề mặt bị đóng băng.

Ngoài ra, Mặt trăng cũng không có bất kỳ núi lửa hoạt động nào có thể gây ra sự thay đổi ở bề mặt.

Vì vậy, trừ khi có sao chổi rơi trúng ngay vị trí đó, còn không thì dấu chân của Neil Armstrong và các phi hành gia đã đặt chân lên nhà chị Hằng sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Cập nhật: 07/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,25
  • 10.409