Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành

  •  
  • 5.693

Phía Bắc Sơn Hải Quan là dãy núi Yên Sơn, phía Nam là biển Bột Hải, non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Lên cửa ải phóng tầm mắt về phía trước, quang cảnh núi non và biển cả hoành tráng thu hút trong tầm mắt, bởi vậy mới có tên gọi Sơn Hải Quan.

Nguồn gốc tên gọi các cửa ải của Vạn Lý Trường Thành

Sơn Hải Quan là cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành.

Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành

Người đầu tiên xây dựng Sơn Hải Quan là Từ Đạt, vị tướng nổi tiếng của nhà Minh. Với con mắt sắc bén về quân sự, Từ Đạt đã xây dựng Sơn Hải Quan để kiểm soát được núi, lại khống chế được biển. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan". Bức hoành phi dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết, nhưng dưới bức hoành phi không có lạc khoản tên ông.

Truyền thuyết kể rằng khi viết bức hoành phi này, Tiêu Hiển đã viết một mạch là xong, sau khi viết xong và ngắm lại ông có chút không hài lòng đối với chứ "Nhất", và nhiều lần viết lại, những vẫn không hài lòng. Ông liền quẳng bút và vào quán rượu dưới chân núi vừa uống rượu vừa nghiền ngẫm. Người hầu trong quán quen tay vạch một đường trên bàn, để lại vệt nước. Tiêu Hiển trông thấy vệt nước liền vụt đứng dậy là nói liến thoắng "Tuyệt quá, tuyệt quá". Thì ra vệt nước đó là chữ "Nhất" kỳ diệu. Tiêu Hiển liền viết chữ "Nhất" này lên bức hoành phi và trở thành bức hoành phi thiên cổ. Bởi vậy Tiêu Hiển không ghi tên mình vào chỗ lạc khoản, khiến cho bức hoành phi này là một trong số rất ít bức không có lạc khoản.

Gia Dụ Quan, khởi điểm phía tây của Trường Thành nằm trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, được xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ (1372). Do cửa ải xây dựng trên núi Gia Dụ nên mới có tên như vậy. Ngoài ra còn có tên gọi là Hòa bình quan, vì nơi đây chưa từng có chiến loạn.

Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành

Nương Tử Quan nằm trên địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Nơi đó địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Cửa ải này trước kia có tên Vi Trạch Quan. Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ rằng "Trực thuộc Nương tử Quan".

Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành

Cửa ải Ngọc Môn ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc có tên vậy là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.

Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành

Cửa ải Biển Đầu Quan ở huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây nghe có chút lạ là vì Biển Đầu Quan nằm ở vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp. Hơn nữa nơi này có chút nghiêng, nên mọi người mới gọi với cái tên Biển Đầu Quan như vậy.

Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành

Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng. Hai bên là vách núi dựng đứng, những con nhạn con én không sao bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.

Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành

Theo VietNet
  • 5.693