Thành tố chết người trong H5N1

  •  
  • 105
Một nghiên cứu lớn về các kiểu gen bệnh cúm đã xác định được một thành phần, có thể giúp giải thích về mức nguy hiểm chết người của virus cúm gia cầm H5N1.

Các nghiên cứu gia tại Bệnh Viện Nhi St Jude đã tìm hiểu về các loại gen tạo nên trên 2000 loại virus khác nhau, từ chim, từ người và các loài động vật khác.

Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Khoa Học Science, cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các kiểu cúm chim và cúm theo mùa vụ ở người.

Sự khác biệt này có thể chính là nguyên do gây ra các trường hợp tử vong do cúm gia cầm.

Hiện nay, virus cúm gia cầm H5N1, hoành hành ở vùng Viễn Đông, Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, là loại virus gây chết người. Có tới nửa số bệnh nhân nhiễm virus này bị thiệt mạng.

Tuy nhiên, virus này không lây lan nhiều. Nỗi lo sợ về sự xuất hiện của một biến thể mới, có khả năng lây nhiễm cao hơn, đã bị át đi trước niềm hy vọng là virus này cũng đang trở nên bớt nguy hiểm.

Thế nhưng, nghiên cứu mới cho thấy tình hình không hẳn là như vậy.

Sự lây nhiễm phụ thuộc vào các thành phần protein có ở lớp vỏ ngoài của virus, thành phần H và N, vốn được dùng để đặt tên cho virus, và các nghiên cứu gia đã phát hiện ra những thay đổi ở một phân tử khác, được gọi là NS1, có thể làm biến đổi virus.

Có một phần nhỏ NS1 ở virus cúm gia cầm có khả năng làm thay đổi các chức năng của tế bào.

Trong virus cúm theo mùa ở người không có thành phần này.

Điều đáng nói là trong tất cả các trường hợp được xét nghiệm về khả năng nhiễm virus H5N1 ở người cũng đều cho thấy có sự tồn tại của thành phần phá hoại này, kể cả trong mẫu phẩm virus từng làm khoảng 30 triệu người thiệt mạng hồi đại dịch năm 1918 trước đây.

Hiện nay, người ta lo ngại rằng việc virus cúm gia cầm biến thể để dễ lây lan hơn, lại không hề ảnh hưởng tới thành phần protein NS1, và do vậy, virus cúm gia cầm vẫn gây nguy hiểm chết người như trước.

Theo BBC
  • 105