Thấy cây nấm màu cam, người đàn ông vội đào lên: Mọc từ xác sâu, liệu có phải đông trùng hạ thảo?

  •  
  • 1.613

Một người đàn ông đã phát hiện ra nhưng cây nấm lạ màu vàng cam nhú lên khỏi đám rêu xanh. Thấy lạ nên người này đã tiến hành đào chúng lên. Thật bất ngờ, bên dưới cây nấm này lại là xác của những con côn trùng.

Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đông trùng hạ thảo (Tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis) - một loại dược liệu quý hình thành trên xác của côn trùng.

Đông trùng hạ thảo (bên trái) và nhộng trùng thảo (bên phải).
Đông trùng hạ thảo (bên trái) và nhộng trùng thảo (bên phải). (Ảnh: Kemmurad)

Nhộng trùng thảo (bên trái) và đông trùng hạ thảo (bên phải).
Nhộng trùng thảo (bên trái) và đông trùng hạ thảo (bên phải). (Ảnh: Medifun)

Thế nhưng hình dáng của loại nấm này lại rất khác biệt với đầu hình chùy và có màu vàng cam thay vì dạng đầu nấm màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác của đông trùng hạ thảo. Vậy thực chất đây là loại nấm gì?


Người đàn ông bất ngờ đào được nhộng trùng thảo, quý như đông trùng hạ thảo?

Nhộng trùng thảo - thảo dược thường bị nhầm với đông trùng hạ thảo

Thực tế, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa đông trùng thảo với loại nấm có tên nhộng trùng thảo như trong video trên. Lý do là cả hai đều có đặc điểm chung là mọc lên từ xác của các loài côn trùng sống dưới mặt đất.

Tuy nhiên về hình dáng, vị trí mọc hay màu sắc, tính chất của chúng lại rất khác nhau; nếu nắm được các yếu tố khác biệt này thì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt cả hai loại thảo dược trên một cách nhanh chóng.

Phân biệt đông trùng hạ thảo và nhộng trùng thảo

Do dễ nuôi cấy nên nhiều cơ sở doanh nghiệp đánh đồng sản phẩm của mình là "Đông trùng Hạ thảo" và dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Như vậy, từ các đặc điểm khác nhau kể trên thì chúng ta có thể phân biệt được hai loại thảo dược này.

Mặc dù nhộng trùng thảo không có nhiều giá trị bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo nhưng đây cũng là một loại dược liệu quý, có nhiều giá trị trong y học.

Giá của đông trùng hạ thảo là khoảng 1,5 -2 tỷ/kg, trong khi đó nhộng trùng thảo là khoảng 100-200 triệu/kg (theo Medifun). Người ta sử dụng nhộng trùng thảo để giúp người bệnh ăn ngủ khỏe, kháng khối u, kháng viêm, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lý...

Cập nhật: 26/04/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
  • 1.613