Thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nóng tới 2.300 độ C

  •  
  • 2.586

Một thiên thạch khổng lồ từng đâm vào Trái đất trong quá khứ, tạo nên ngày nóng nhất lịch sử với mức nhiệt độ lên tới hơn 2.300 độ C.

Theo Sputnik, cách đây 37 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ có đường kính 5km từng đâm xuống Trái đất, tại khu vực thuộc Canada ngày nay, tạo ra miệng hố rộng tới 28km.

Thiên thạch khổng lồ từng hâm nóng bề mặt Trái đất lên tới 2.370 độ C.
Thiên thạch khổng lồ từng hâm nóng bề mặt Trái đất lên tới 2.370 độ C.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Úc, Canada, Thụy Sĩ và Mỹ xác định, vụ va chạm này đã khiến cả một khu vực rộng lớn xung quanh bị nung chảy ở nhiệt độ khoảng 2.370 độ C. Mức nhiệt độ kỷ lục này đánh dấu ngày nóng nhất lịch sử trên Trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận này bởi chỉ có ở mức nhiệt độ cao như vậy, khoáng chất zircon mới có thể nóng chảy thành đá cubic zirconia, dạng tinh thể giống như kim cương.

“Trước đây, chưa từng có ai sử dụng zirconia để đo nhiệt độ tại khu vực va chạm thiên thạch”, Nicholas Timms, người dẫn đầu nghiên cứu nói trên New Scientist. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác định được đất đá trên bề mặt Trái đất từng nóng chảy đến như vậy”.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, những vụ va chạm tương tự như vậy đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp vỏ Trái đất.

Thiên thạch khổng lồ đâm xuống Trái đất tạo nên miệng hố rộng 28km.
Thiên thạch khổng lồ đâm xuống Trái đất tạo nên miệng hố rộng 28km.

Theo các nhà khoa học, khoáng chất thường bốc hơi ở nhiệt độ cao, khiến cho giới cứu không làm cách nào xác định được những gì từng xảy ra, trong những ngày đầu Trái đất hình thành.

Nhưng bằng chứng hiếm hoi nhờ tinh thể zircon rõ ràng đã “rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa các giả thuyết và môi trường thực tế”, các nhà khoa học viết.

Cập nhật: 20/09/2017 Theo Dân Việt
  • 2.586