Thú nuôi độc lạ đe dọa hệ sinh thái địa phương

  •  
  • 442

Loài cự đà xanh có thể xâm chiếm nơi làm tổ đẻ trứng của rùa da sắp tuyệt chủng bằng cách đào hang và làm vỡ trứng rùa da.

Bang Florida, Mỹ là một trong những nơi có lượng thú nuôi bò sát và lưỡng cư xâm lấn nhiều nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Florida phát hiện ra rằng buôn bán thú nuôi độc lạ là nguyên nhân dẫn đến số lượng bò sát và lưỡng cư xâm nhập bùng nổ. Bang Florida hiện là nơi ở của 137 loài bò sát và lưỡng cư. Trong đó loài cự đà xanh là một trong những thú nuôi độc lạ được nuôi nhiều nhất, được phát hiện ở bên ngoài phạm vi quản lý tại Miami bang Florida và những năm 1960 và sau đó nuôi mở rộng đến các bang khác.

Loài cự đà xanh là vật nuôi phổ biến tại Mỹ.
Loài cự đà xanh là vật nuôi phổ biến tại Mỹ. (Ảnh: Pinterest).

Cự đà là thú nuôi gây thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái địa phương bởi chúng thường xâm chiếm nơi làm tổ ấp trứng của loài rùa da có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách đào hang làm vỡ trứng rùa. Ngoài ra, chúng còn ăn cây chủ mà loài bướm xanh Miami dùng để đẻ trứng.

Số lượng trăn mốc đang sinh sôi nảy nở ở Florida do buôn bán thú cưng độc lạ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát tác động của trăn mốc tới những sinh vật ở công viên Quốc gia Everglades, thấy rằng tần suất xuất hiện của gấu mèo từ 2003 - 2011 giảm  còn 99,3%, chồn opssum còn 98,9%, loài linh miêu còn 87,5%.

Ngay cả thú cưng như cá, chó và mèo dường như vô hại cũng làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Ở Mỹ, cá là loài vật được nuôi phổ biến nhất nhưng hiện nay tổ chức quản lý nguồn nước sông Niagara (Buffalo Niagara Waterkeeper) cảnh báo việc thả cá ra biển qua bồn thoát nước nhà vệ sinh vì cá có thể mang và phát tán ký sinh trùng ra môi trường biển.

Hiện nay, thú nuôi độc lạ được các hộ gia đình ưa chuộng để nuôi giống như một con vật cưng truyền thống. Không giống như mèo và chó, thú nuôi độc lạ như cự đà thằn lằn không được thuần hóa và rất khó nuôi, nhiều gia đình thường thả chúng về tự nhiên. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự sống của các sinh vật khác mà còn đe dọa hệ sinh thái địa phương.

Thú nuôi độc lạ có nhu cầu phức tạp và môi trường khác biệt để có thể thích nghi với cuộc sống cùng người nuôi. Ví dụ như loài bò sát cự đà xanh sẽ trở nên tức giận, cắn và quất đuôi vào người chủ, nhiều loài có thể bị chết trong điều kiện môi trường hoàn toàn khác với môi trường tự nhiên.

Hiện nay việc nuôi thú cưng độc lạ vẫn đang phát triển mặc dù các nhà khoa học đã cảnh báo về sự ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương của các loài này. Nếu không có sự đào tạo huấn luyện của người nuôi, loài thú nuôi độc lạ này sẽ còn tiếp tục sinh sôi.

Cập nhật: 04/07/2019 Theo VnExpress
  • 442