Thuốc oresol là thuốc gì? Công dụng và cách pha

  •  
  • 167

Thuốc oresol là loại thuốc khá quen thuộc, thường được chỉ định để điều trị bệnh mất nước do tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em. Oresol dùng thay thế nước, chất điện giải bị mất trong các trường hợp cụ thể như tiêu chảy cấp, sốt cao, nôn mửa, sốt xuất huyết cấp độ 1,2,3 hoặc trong các trường hợp như vận động viên, người chơi thể thao, người làm việc trong môi trường nắng nóng...

Liều dùng thuốc oresol

Dành cho người lớn

Để phòng ngừa tình trạng mất nước do tiêu chảy, bạn có thể sử dụng 10ml/kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi phân lỏng.

Để bù nước ở mức độ nhẹ hoặc vừa, bạn dùng 75ml/kg trong vòng thời gian 4 giờ đầu. Sau đó sẽ có các trường hợp xảy ra như:

  • Không còn xuất hiện mất nước, chuyển sang liều phòng ngừa.
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước sẽ tiến hành dùng lặp đi lặp lại nhiều lần liều trên.
  • Nếu xuất hiện dấu hiệu mất nước nặng hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời bằng cách bù nước qua đường tĩnh mạch.
  • Liều phòng ngừa mất nước không phải do tiêu chảy, bạn có thể uống từng ngụm oresol theo khả năng.

Dành cho trẻ em

  • Trẻ nhũ nhi chỉ định liều dùng 50ml/ lần, uống 2 - 3 lần/ ngày.
  • Trẻ 2 - 6 tuổi uống liều 100ml/ lần và chỉ định uống 2 - 3 lần/ ngày.
  • Trẻ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, ngày uống 2 – 3 lần.

Cách dùng oresol

Bạn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha gói oresol với đúng lượng nước ghi trên hướng dẫn ngay trước khi sử dụng. Sau khi pha xong bạn có thể uống trong vòng 24h, sau đó không nên dùng nữa.

Bạn nên dùng nước nguội pha dung dịch oresol, không pha với nước khoáng bởi trong nước khoáng đã có các ion điện giải làm sai tỷ lệ các chất điện giải, pha xong cũng không nên đun sôi dung dịch. Bạn cần lắc đều, hòa tan trước khi uống. Để hiệu quả nhất, hãy sử dụng oresol theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên dùng nước nguội pha dung dịch oresol, không pha với nước khoáng
Bạn nên dùng nước nguội pha dung dịch oresol, không pha với nước khoáng.

Chú ý khi sử dụng oresol

Các trường hợp chống chỉ định với oresol bạn cần chú ý gồm:

  • Bệnh nhân bị suy thận cấp, xơ gan.
  • Người bị rối loạn dung nạp glucose.
  • Người bị tắc ruột.
  • Người bị thủng ruột.
  • Người bị liệt ruột.
  • Vô niệu hoặc giảm niệu.
  • Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc.
  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số điều sau khi sử dụng oresol:

  • Không nên pha dung dịch quá đặc, không uống quá nhiều vì có thể sẽ bị quá tải nước và rối loạn chất điện giải trong cơ thể.
  • Khi cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh uống oresol cần chú ý tuân thủ chỉ định là hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng.
  • Không dùng chung oresol với nước ngọt, rượu bia... vì sẽ làm rối loạn chất điện giải có trong thuốc.

Tác dụng phụ khi sử dụng oresol


Sử dụng oresol quá liều có thể gây ra tình trạng co giật ở phần cơ bắp.

Khi pha oresol không đúng cách, sai thể tích nước, không dùng đúng liều, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tình trạng hôn mê nhẹ thường gặp
  • Tỷ lệ bù nước quá mức, tăng lượng natri huyết thường ít gặp
  • Suy tim xuất phát từ việc bù nước quá mức hiếm gặp

Bạn uống oresol quá liều, lượng muối trong cơ thể tăng cao, có thể gây nên các triệu chứng điển hình như:

  • Bị co giật và co giật ở phần cơ bắp;
  • Tim đập nhanh hơn bình thường;
  • Hoa mắt chóng mặt;
  • Huyết áp tăng ở mức cao;
  • Thường xuyên cáu gắt, cơ thể mệt mỏi và cảm giác bồn chồn;
  • Sưng bàn chân hoặc có thể bị sưng ở phần cẳng chân.

Hãy thông báo ngay với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn, giải quyết các tác dụng phụ kịp thời, hiệu quả. Bạn cần chú ý khi sử dụng oresol mặc dù không phải đối tượng nào sử dụng cũng có các tác dụng phụ nói trên.

Cần làm gì nếu dùng oresol quá liều

Quá liều oresol quá liều sẽ khiến bạn có triệu chứng tăng natri huyết với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp... do pha dung dịch quá đậm đặc, triệu chứng thừa nước có biểu hiện mí mắt húp nặng, phù toàn thân, suy tim. Lúc này, bạn cần được điều trị kịp thời bằng cách:

  • Truyền tĩnh mạch chậm dung dịch nhược trương và cho uống nước để điều trị tăng natri huyết.
  • Điều trị thừa nước phải ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải, dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.

Cúm H3N2 là gì?

Hướng dẫn phân biệt ho do viêm phổi và ho do nguyên nhân sức khỏe khác

Những nguyên nhân gây viêm họng kèm sưng hạch

Cập nhật: 16/03/2023 Vinmec
  • 167