Tìm thấy bằng chứng mới cho thấy Chúa Jesus thật sự đã bị chết do bị đóng đinh

  •  
  • 2.438

Bộ xương 2.000 tuổi của một người đàn ông La Mã với lỗ ở chân đã được xem là bằng chứng mới giá trị chứng minh rằng Chúa Jesus thực sự đã chết do bị đóng đinh.

Bộ xương được tìm thấy trong quá trình đào một ngôi mộ ở Miền bắc nước Ý và là ví dụ vật lý thứ hai về các vết thương gắn liền với sự đóng đinh, với các tổn thương ở gót chân phải.

Mặc dù người La Mã nổi tiếng với việc đóng đinh hàng chục ngàn người trong khoảng thời gian kéo dài gần một nghìn năm, nhưng các bằng chứng vật lý thực sự lại không phổ biến. Trước khi có phát hiện mới nhất này, ví dụ khác duy nhất bao gồm một cái đinh khoảng 19cm lấy từ cơ thể của một người đàn ông Do Thái được tìm thấy trong ngôi mộ ở Jerusalem vào năm 1968.

Bằng chứng rất hiếm hoi một phần vì những cây thánh giá bằng gỗ mà người La Mã đã sử dụng phân hủy quá nhanh. Ngoài ra, cái đinh được cho là có đặc tính bí ẩn, và thường bị loại bỏ khỏi nạn nhân.

Bộ xương này thuộc ngôi mộ này nằm ở thung lũng Po cách Venice khoảng 60km.

Emanuela Gualdi, giảng viên khoa Khoa học Phẫu thuật và Y sinh tại Đại học Ferrara, phát biểu với trang web Estense của Ý: "Trong trường hợp cụ thể, mặc dù điều kiện bảo quản kém, chúng tôi có thể chứng minh sự tồn tại của các dấu hiệu trên bộ xương mà chỉ ra rằng nó đã phải chịu hình thức bạo lực tương tự như đóng đinh".

Bằng chứng về sự đóng đinh.
Bằng chứng về sự đóng đinh.

Đồng tác giả Ursula Thun Hohenstein, cũng từ Đại học Ferrara, nói rằng sự đóng đinh là một hình phạt thường dành cho nô lệ, cho biết thêm: “Tầm quan trọng của khám phá này nằm ở chỗ nó là trường hợp thực tế thứ hai được ghi chép trên thế giới”.

Các nhà nghiên cứu không thể xác định được niên đại của bộ xương bằng phương pháp carbon vì xương được bảo quản kém, nhưng với vị trí của bộ xương, rất hợp lý để kết luận rằng người đàn ông này đã chết cách đây khoảng 2000 năm - khoảng thời gian của Chúa Jesus.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Ở đây chúng tôi cho rằng sự đóng đinh là nguyên nhân có thể gây ra tổn thương, nhưng cách giải thích cho điều này khá phức tạp do bề mặt xương bảo quản kém cùng với tổn thương và những lỗ ở các phần khác của bộ xương".

Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể kết luận rằng người đàn ông sẽ có tuổi từ 30 đến 34. Và sau các cuộc điều tra phức tạp, bao gồm chụp hình ảnh ba chiều của lỗ ở gót chân, công nghệ phát triển cao nhất của kính hiển vi kỹ thuật số, họ có thể thấy rằng tổn thương đi qua "toàn bộ chiều rộng" của xương gót chân.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết thêm: “Lỗ thủng (chiều dài 24 mm) cho thấy một lỗ tròn thông thường đi qua từ mặt trong (đường kính 9 mm) sang mặt bên của chân (đường kính 6,5 mm)".

"Mô hình của tổn thương cắt ngang là đường thẳng ở phần đầu tiên, hơi hướng xuống một chút ở phần cuối cùng". Như vậy, bằng chứng cho thấy gót chân được đóng đinh vào một bề mặt cứng trước khi nạn nhân chết.

Các nhà khoa học tin rằng các chi trên được "cố định vào thập tự giá bằng đóng đinh qua cổ tay, theo các nguồn lịch sử cổ đại", và theo cách gợi nhớ đến những mô tả truyền thống về sự kiện đóng đinh của Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, bộ xương này đã được tìm thấy "với các chi trên ở bên cạnh cơ thể và các chi dưới dang rộng", được coi là một vị trí bất thường.

Cách mà người này được chôn cất - một mình và không có hàng hóa - cho thấy rằng ông ta thuộc tầng lớp dân số ngoài lề xã hội hoặc trong điều kiện bị giam giữ.

Nhà khảo cổ học Vassilios Tzaferis đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên của sự đóng đinh vào năm 1968, khi ông khai quật cơ thể của một người Do Thái có lẽ đã bị kết án về một tội phạm chính trị. Tuy nhiên, sự kiện này có thể xảy ra sau đó - có thể là gần đây vào năm780 Sau Công nguyên.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Ferrara và Florence đã phân tích và trình bày những phát hiện của họ trong bài báo cáo trên tạp chí Khoa học khảo cổ và nhân chủng học.

Cập nhật: 02/07/2018 Theo Dân Trí
  • 2.438