Trong ngôi mộ có niên đại hàng nghìn năm, các nhà khảo cổ phát hiện một trong những loại hình nhạc cụ sớm nhất thời Trung Quốc cổ đại.
>>> Nhạc cụ cổ nhất thế giới lộ diện
Tranh vẽ một người phụ nữ chơi nhạc cụ guzheng. (Ảnh: ancient-origins.net)
Theo China Daily, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy loại nhạc cụ có dây gảy gọi là "Se" trong tổ hợp mộ cổ tại tỉnh Hồ Bắc. Nó có thiết kế tấm ván phẳng và 50 dây tơ xoắn.
Đây là nhạc cụ dành cho tầng lớp thượng lưu trong nghi lễ cúng tế thần. Nó được sử dụng cách đây hàng nghìn năm và sau này được chuyển hóa thành loại có tên Guzheng. Hiện nay, rất ít nhạc sĩ hiện đại có thể chơi được loại hình nhạc cụ này.
Tại khu vực khai quật, nhóm khảo cổ còn phát hiện một khung dài 4,7m để treo chuông chùm trong nhà. Chuông là công cụ phổ biến trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, được dùng trong âm nhạc nghi lễ và cung đình.
Những hiện vật quý giá trong ngôi mộ cổ cho thấy sự phát triển âm nhạc ở nước Trịnh, một nước chư hầu trong thời Xuân Thu (771-476 trước Công nguyên).