Trái đất nghiêng thêm 80cm trong chưa đầy 20 năm, có đáng lo ngại?

  •  
  • 478

Độ nghiêng của Trái đất gần đây đã gây chú ý khi các nhà khoa học tiết lộ nó đã lệch thêm 80cm trong chưa đầy 20 năm.

Hoạt động khai thác nước ngầm của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ nghiêng mới đáng kinh ngạc với trục Trái đất, nhưng đừng vội lo lắng quá.

Độ nghiêng của trục Trái đất gần đã lệch thêm 80cm trong chưa đầy 20 năm.
Chỉ trong một quãng thời gian ngắn ngủi so với "tuổi đời" - cụ thể là từ các năm 1993 đến 2010 - hành tinh 4,5 tỉ năm tuổi của chúng ta đã nghiêng thêm tới 80 cm.

Các nhà khoa học tiết lộ độ nghiêng của trục Trái đất gần đã lệch thêm 80cm trong chưa đầy 20 năm.

Dữ liệu đó đến từ một nghiên cứu vào tháng 6, được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, cho thấy việc bơm nước ngầm của con người chủ yếu là nguyên nhân khiến Trái đất nghiêng thêm. Cũng theo nghiên cứu đó, sự gia tăng độ nghiêng của trục Trái đất có liên quan đến mực nước biển toàn cầu tăng lên.

Nhưng tại sao việc bơm nước ngầm lại ảnh hưởng đến độ nghiêng của Trái đất, và liệu sự chênh lệch 80cm có thực sự là vấn đề lớn không?

Trái đất quay quanh trục nghiêng của chính mình so với quỹ đạo của nó quay quanh Mặt trời.
Trái đất quay quanh trục nghiêng của chính mình so với quỹ đạo của nó quay quanh Mặt trời.

Câu trả lời là sự thật về độ nghiêng của Trái đất phức tạp hơn thế nhiều và nó liên quan đến rất nhiều biến số đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hầu hết mọi điều kiện trên bề mặt Trái đất. Dưới đây là những điều chúng ta đã biết về độ nghiêng của Trái đất và lý do tại sao nó liên tục dịch chuyển.

Theo trang Popular Mechanics, độ nghiêng của Trái đất mang tính biểu tượng. Đó là lý do tại sao chúng ta có các mùa trong năm và tại sao Bắc Cực và Nam Cực đều có những thời điểm hoàn toàn không có ánh sáng Mặt trời hoặc không có bóng tối.

Nếu trục Trái đất vuông góc với quỹ đạo của nó quanh Mặt trời thì một bán cầu tiếp xúc với Mặt trời sẽ giữ nguyên ở mọi thời điểm trong năm. Bán cầu đó sẽ luôn bao gồm các rìa của cả Bắc Cực và Nam Cực. Nhưng do độ nghiêng của Trái đất hiện tại, đôi khi bạn ở gần hơn nhiều, và đôi khi xa hơn nhiều, so với Mặt trời.

Nơi mà con người đang sinh sống, Trái đất, cho ta một cảm giác rất chắc chắn. Nhưng điều này có thể gây nhầm lẫn một chút. Lớp vỏ, hay lớp ngoài cùng, có cấu tạo chủ yếu là đá rắn, ở nhiều nơi có độ sâu khoảng 40km. Chỉ với 30cm2 đất ở độ sâu đó, đã có khối lượng gần 11.000 tấn.

Nhưng độ dày 40km chỉ bằng khoảng 1/3 của 1% đường kính Trái đất, và 11.000 tấn là một con số rất nhỏ bé trong tổng khối lượng 6 x 10 lũy thừa 24 kilogam của Trái đất. Trên lớp vỏ là các đại dương và bên dưới bề mặt của nó là những vùng nước ngọt rộng lớn. Bên dưới lớp vỏ này, là một lớp phủ có một lượng nhỏ đá nóng chảy ở dạng lỏng, và dưới lớp phủ đó là lõi ngoài ở dạng lỏng. (Lõi trong của Trái đất được cho là chất rắn).

Khi con người tìm kiếm nguồn nước ngọt, họ khoan vào trữ lượng nước bên dưới hoặc bên trong lớp vỏ Trái đất. Điều đó ảnh hưởng đến tình trạng toàn bộ hành tinh được cân bằng theo cách đơn giản nhất: đột nhiên, một khu vực trên lớp vỏ ngoài của Trái đất trở nên nặng hơn rất nhiều so với trước đây. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn khoét rỗng một phần bên ngoài của quả bóng bowling hoặc con quay? Nó có thể vẫn ổn, nhưng sẽ không quay giống như trước nữa.


Hoạt động khai thác nước ngầm quá mạnh mẽ dẫn đến mất cân bằng trọng lượng lớp vỏ Trái đất.

Độ nghiêng của trục Trái đất dao động trong khoảng từ 22,1 đến 24,5 độ trong một chu kỳ kéo dài khoảng 41.000 năm. Mỗi độ trong chu vi của Trái đất là khoảng 110km, có nghĩa là 80cm thực sự là một con số quá nhỏ đến mức gần như không có ý nghĩa gì.

Tuy nhiên, tác động gây nghiêng này là do con người gây ra chứ không phải do dao động tự nhiên. Con người đã tồn tại cách đây 41.000 năm nhưng họ không khoan vào lớp vỏ Trái đất để hút nước ngầm.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), lượng nước trong các tầng ngậm nước dưới bề mặt Trái đất nhiều hơn 1.000 lần so với tất cả các sông hồ trên thế giới. (Tầng ngầm nước là một khối đá hoặc trầm tích chứa nước ngầm). Nguồn nước ngầm này có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất, ngay cả ở sa mạc, nhưng nó thường không thể tiếp cận được hoặc cần được xử lý để sử dụng cho con người. Nước có thể ở gần bề mặt, nơi nó chỉ mới vài giờ tuổi, hoặc ở độ sâu lớn, nơi nó có thể vài nghìn năm tuổi.

Chúng ta ngày càng phụ thuộc vào việc bơm nước ngầm vì nước ngọt ở sông hồ đã cạn kiệt và biến mất. Nguồn nước ngầm đó được dùng cho vô số mục đích, từ nước uống, tưới tiêu đến khai thác mỏ. Nhưng quá trình đó đi kèm với hậu quả. Việc bơm nước ngầm quá mức sẽ tàn phá các vùng nước và vùng đất ngập nước tự nhiên của chúng ta, làm chúng khô cạn; dẫn đến sụp lở mặt đất.

Và bây giờ, rõ ràng, việc bơm nước ngầm thậm chí còn ảnh hưởng đến độ nghiêng của Trái đất.


Khai thác nước ngầm ngày càng xuống sâu hơn trong lớp vỏ Trái đất. (Ảnh: CNN)

Trái đất không cần phải cân bằng hoàn hảo. Trên thực tế, các nhà khoa học tin rằng tác động khổng lồ từ một thiên thể tên là Theia đã tạo ra chuyển động quay nghiêng của Trái đất ngay từ thuở khai sinh. Và do cách Trái đất và các hành tinh khác quay, cuối cùng chúng biến đổi hình dạng theo thời gian thành một thứ gần giống hình cầu hơn.

Năm 2018, NASA chia sẻ rằng họ đã xác định được 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi độ nghiêng của Trái đất trong thế kỷ 20. Những nguyên nhân này là sự tan chảy của băng ở Greenland, đất “hồi phục” sau khi các sông băng di chuyển hoặc tan chảy, và sự đối lưu của lớp phủ. Trong hoạt động đối lưu của lớp phủ, các phần đá hóa lỏng bên dưới lớp vỏ Trái đất liên tục bị cuốn lên trên và bị đẩy xuống. Mật độ của các lớp đá có nhiệt độ khác nhau này làm lệch tâm khối lượng.

Các nhà nghiên cứu hiện đang tiếp tục tìm hiểu xem liệu việc trục Trái đất nghiêng nhiều hơn có thể góp phần gây ra biến đổi khí hậu lâu dài hay không.

Tuy nhiên, những phát hiện cho đến nay đã nhấn mạnh thêm cảnh báo của các nhà khoa học khắp thế giới rằng hoạt động khai thác nước bừa bãi, sử dụng tài nguyên nước thiếu bền vững đang đe dọa nhân loại theo nhiều cách.

Trước đó, có các nghiên cứu chỉ ra việc con người làm nóng hành tinh thông qua các hoạt động công nghiệp và khiến băng giá tan chảy nhanh chóng trong những thập kỷ qua cũng góp phần làm rối loạn sự phân bổ trọng lượng và ảnh hưởng đến trục quay của Trái Đất.

Cập nhật: 04/09/2023 Báo Tin Tức
  • 478