Trung Quốc đang xây dựng nhà máy nhân bản vô tính lớn nhất thế giới có thể nhân bản loài người

  •   3,33
  • 5.041

Một nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc cho nhà máy nhân bản vô tính lớn nhất thế giới tuyên bố về khả năng có thể nhân bản loài người, nhưng vấn đề này vẫn đang được giữ kín vì sợ sự phản ứng của cộng đồng.

Tập đoàn Boyalife và các đối tác đang xây dựng một nhà máy có tầm cỡ lớn ở cảng Thiên Tân, phía Bắc của Trung Quốc. Nhà máy dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong 7 tháng tới, với mục đích nhân bản ra 1 triệu con bò trong năm 2020.

Nhưng bò là chỉ là khởi đầu cho chuỗi nhân bản vô tính của nhà máy, theo như tham vọng của giám đốc điều hành Xu Hiểu Xuân. Trong các dây chuyền của nhà máy cũng có những con ngựa đua thuần chủng, cũng như vật nuôi và chó cảnh sát, chuyên tìm kiếm và đánh hơi.

Ngoài ra, Boyalife đã làm việc với Sooam – một đối tác Hàn Quốc và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc để nâng cao năng lực nhân bản động vật linh trưởng, tạo ra động vật thử nghiệm tốt hơn cho nghiên cứu dịch bệnh.

Không có hoạt động nhân bản con người vì phản ứng tiêu cực của cộng đồng nhưng giám đốc điều hành công ty cho rằng giá trị xã hội có thể thay đổi.
Không có hoạt động nhân bản con người vì phản ứng tiêu cực của cộng đồng nhưng giám đốc điều hành công ty cho rằng giá trị xã hội có thể thay đổi.

Ông Xu cũng khẳng định rằng hiện nay công ty không tham gia vào các hoạt động nhân bản con người, vì các phản ứng tiêu cực từ cộng động có thể xảy ra.

Nhưng giá trị xã hội có thể thay đổi, như cách người ta thay đổi quan điểm về đồng tính luyến ái - ông Xu cũng chỉ ra.

"Hiện nay, cách duy nhất để có một đứa con là kết hợp một nửa từ mẹ và một nửa từ cha", ông nói. "Có lẽ trong tương lai bạn có ba lựa chọn thay vì một. Bạn có thể có một nửa từ mẹ, một nửa từ cha, hoặc bạn có thể được hưởng di truyền 100% từ cha hoặc 100% từ mẹ."

Xu, 44 tuổi, tốt nghiệp đại học ở Mỹ và Canada, và đã từng làm việc cho công ty dược phẩm lớn – Pfizer trong lĩnh vực phát triển thuốc.

Đối tác Sooam ở Hàn Quốc của Boyalife cũng đang làm việc với một dự án để mang voi ma mút lông mịn trở lại từ tuyệt chủng, bằng cách nhân bản tế bào được bảo tồn hàng ngàn năm trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Ngoài ra công ty này cũng cung cấp dịch vụ tái tạo con vật cưng đã chết của khách hàng, với giá khoảng 100.000 USD (tương đương hơn 2.2 tỷ đồng).

Luật đạo đức sinh học ngăn cấm việc sử dụng trứng của con người.
Luật đạo đức sinh học ngăn cấm việc sử dụng trứng của con người.

Người sáng lập Sooam, Hwang Woo-Suk là người đã tạo ra Snuppy, chú chó nhân bản đầu tiên trên thế giới năm 2005.

Hồi đầu năm nay, ông đã được trích dẫn trong báo Dong-A-Ilbo của Hàn Quốc nói rằng công ty của ông đã được lên kế hoạch cho một liên doanh nhân bản ở Trung Quốc "vì luật đạo đức sinh học của Hàn Quốc ngăn cấm việc sử dụng trứng của con người".

Nhân bản con người hiện còn là một vấn đề gây tranh cãi.
Nhân bản con người hiện còn là một vấn đề gây tranh cãi.

"Chúng tôi đã quyết định để đặt các cơ sở ở Trung Quốc trong trường hợp chúng ta bước vào giai đoạn của việc áp dụng công nghệ để cơ thể con người", ông Hwang nói.

Bây giờ, Xu đang tìm cách trở thành người cung cấp bò "nhân bản" đầu tiên trên thế giới, giống hệt nhau về mặt di truyền mà ông hứa hẹn sẽ có vị ngon như Kobe và giúp hàng bán thịt "tàn sát ít hơn và sản xuất nhiều hơn" để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang bùng nổ tại Trung Quốc .

"Tất cả mọi thứ trong siêu thị có vẻ tốt, sáng bóng, bề ngoài đẹp và trông đồng nhất về hình dáng. Đối với động vật, chúng tôi không thể làm điều đó trong quá khứ nhưng nhờ có nhà máy nhân bản, chúng tôi có thể làm như vậy bây giờ. Hãy nhớ rằng, đây là một loại thực phẩm. Chúng tôi muốn nó được thống nhất, rất phù hợp, chất lượng rất cao" Xu nói.

Cập nhật: 29/03/2016 Theo genK.vn
  • 3,33
  • 5.041