Từ Hi thái hậu là 1 nhân vật khá quen thuộc với những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử của nhà Thanh, Trung Quốc. Rất nhiều người đều nghĩ rằng, sau khi vua Hàm Phong qua đời, Từ Hi đã 1 tay che trời, nắm hết mọi quyền lực. Nhưng thực tế, thời điểm đó, còn có 1 "ngọn núi" cao cản trở con đường quyền lực của bà ta, đó chính là Từ An thái hậu (hoàng hậu của vua Hàm Phong).
Sau khi vua Hàm Phong qua đời, con trai của Từ Hi lên ngôi (vua Đổng Trị) khi tuổi còn rất nhỏ. Từ An và Từ Hi trở thành 2 vị hoàng thái hậu có nhiệm vụ nhiếp chính thay vua. Tuy con trai là đương kim hoàng đế nhưng mỗi khi gặp Từ An, Từ Hi đều phải hành lễ thỉnh an.
Việc triều chính, Từ Hi cũng không được tự mình làm chủ. Mỗi khi triều đình có chuyện lớn, Từ Hi đều phải đưa cho Từ An đọc tấu chương và nêu ý kiến xong mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Dù thân phận là 1 hoàng thái hậu, nhưng mọi nhất cử nhất động của Từ Hi đều bị Từ An để mắt đến. Cuộc sống Từ Hi thái hậu thời điểm đó khá vô vị, do đó vị thái hậu này đã tìm đến 1 bộ môn nghệ thuật để giải trí – nghe kinh kịch.
Từ An thái hậu (trái) - "ngọn núi cao" cản trở con đường lũng quyền của Từ Hi giai đoạn vua Hàm Phong vừa qua đời. (Ảnh: Baidu)
Dần dần, Từ Hi đã trở lên đam mê nghe kinh kịch đến mức nổi tiếng khắp cung đình về sở thích này của bản thân. Và để thỏa mãn đam mê, bà thậm chí còn cho người thiết kế, xây dựng lên 1 sân khấu kịch 3 tầng tại Di Hòa Viên. Mỗi ngày Từ Hi thái hậu đều nghe kịch đều đặn, tần suất nghe thậm chí còn đều hơn cả giờ dùng cơm.
Không chỉ đơn điệu là 1 khán giả nghe kịch đơn thuần, đối với bộ môn nghệ thuật này, Từ Hi thái hậu cũng vô cùng "cất công cất sức" tìm hiểu. Ví dụ, 1 câu hát kịch nên hát vào thời điểm nào trong toàn bài, nên diễn động tác nào, Từ Hi đều lệnh cho người ghi chép lại.
Do đó, khi xem kịch, nếu người hát kịch hát sai hoặc biểu diễn sai bất cứ động tác nào đều bị vị thái hậu này trách phạt. Cho đến 1 đêm nọ, khác với ngày thường ở Di Hòa Viên, Từ Hi thái hậu lại cho gọi 1 người hát kinh kịch vào trong cung.
Người này là 1 đàn ông có tướng mạo anh tuấn, biểu diễn phục vụ cho Từ Hi cả 1 đêm. Tuy nhiên, sáng hôm sau, mọi người không thấy người này trở ra mà chỉ thấy 1 thi thể được khiêng ra khỏi tẩm cung của Từ Hi. Chuyện này là sao?
Sân khấu nghe kịch của hoàng gia nhà Thanh tại Viên Minh Viên. (Ảnh: Baidu)
Theo ghi chép của lịch sử nhà Thanh, đêm nghe kinh kịch đó là 1 trong những ngày mà Từ Hi cáo bệnh, không rời tẩm cung nửa bước. Sau đêm ấy, khi trời chỉ mới hửng sáng, Từ An thái hậu đã bất ngờ đến cung của Từ Hi. Vì khá bất ngờ, nên cung nữ, thái giám của Từ Hi đã không kịp thông báo cho chủ.
Khi bước đến phòng ngủ của Từ Hi, Từ An thái hậu phát hiện cửa đã bị đóng chặt, rèm cửa 4 bên cũng được kéo kín. Nhưng lại có tiếng người nói phát ra từ trong phòng, tiếng khá bé nghe không được rõ. Lập tức, Từ An thái hậu đã tự đẩy cửa đi vào, trước mặt bà là 1 cảnh tượng hỗn độn: Từ Hi đang nằm trên giường, còn người hát kịch với trang phục không chỉnh tề ngồi dưới đất đấm bóp, mát – xa cho vị thái hậu này.
"Con hát" đã bị Từ Hi giết chết để bịt miệng sau câu chuyện bị Từ An thái hậu phát hiện. (Ảnh: Baidu).
Cảnh tượng này đã làm cho Từ An thái hậu vô cùng tức giận. Trước mặt Từ Hi, Từ An đã nói ra bức mật chỉ mà trước khi mất, vua Hàm Phong đã giao cho bà. Nội dung bức mật chỉ là: Nếu Từ Hi có những hành vi làm loạn, không đúng mực, sống chết sẽ do Từ An định đoạt. Thì ra, ngay từ khi còn sống, vua Hàm Phong đã có ý đề phòng đối với vị phi tử mà bản thân sủng ái này.
Sau khi nghe xong, Từ Hi thái hậu sợ đến mặt cắt không còn giọt máu, vội vàng quỳ rạp xuống đất khóc lóc, cầu xin. Bản tính Từ An thái hậu lại mềm mỏng, nên đã động lòng trước màn cầu xin thảm thiết đó. Trước khi rời đi, Từ An thái hậu nói: "Lần này ta tha cho ngươi, chuyện này tuyệt đối không được cho người khác biết, nếu không đến ta cũng không giúp nổi ngươi!".
Ngay sau đó, người hát kịch phục vụ cho Từ Hi đã bị giết chết để bịt miệng, thi thể được khiêng ra khỏi cung sau đó. Tuy nhiên, sau lần thoát chết này, Từ Hi đã bắt đầu nảy sinh ý định tranh cướp vị trí của Từ An thái hậu. Lời đồn về âm mưu này của Từ Hi không ai có thể chứng thực.
Nhưng thực tế, không lâu sau đó, Từ An thái hậu đã thật sự qua đời vào năm Quang Tự thứ 7. (Quang Tự: cháu trai Từ Hi, được lựa chọn kế vị vua Đổng Trị sau khi vị vua này chết vào tuổi 19). Từ đây, Từ Hi thái hậu mới chính thức có được "bầu trời quyền lực" của riêng mình, lịch sử thống trị của người đàn bà "khét tiếng" trong lịch sử Thanh triều này cũng bắt đầu từ đó.