Vì sao chúng ta thích vàng?

  •  
  • 2.681

Nhiều người trong số chúng ta rất thích những chiếc nhẫn vàng, chỉ vàng, thỏi vàng, vì tiếng tăm an toàn của nó.

Nghĩa là, chúng ta tự nói với mình, rằng vàng có giá trị mạnh mẽ có thể chịu đựng được những biến động sóng gió của đời sống tài chính, có thể vượt qua cơn bão tiền tệ lên xuống bất thường và có thể hạ cánh vô cùng an toàn với giá trị còn nguyên vẹn. Nhưng, đừng đặt cược vào vàng. Nếu bạn nghĩ bạn đang mua tiền thật, hãy quên điều đó đi. Đó chỉ là chuyện của ngày hôm qua.

Theo Telegraph, từ lâu, vàng là tiền. Khi tiền đúc bằng vàng được chuẩn hóa ở Tiểu Á vào năm 635 trước Công nguyên, kim loại này đã hoàn toàn "lột xác". Vàng trở thành một loại của cải cần phải có. Tính tiêu chuẩn của vàng ngày càng leo thang, từ việc vàng là một hình thức trao đổi hàng hóa, đến việc vàng có vai trò ổn định tiền tệ. Sự phổ biến của vàng quét đến cả thế giới Địa Trung Hải, biểu tượng của sự giàu có và là nền tảng của thương mại hiện đại.


Khi tiền đúc bằng vàng được chuẩn hóa ở Tiểu Á vào năm 635 trước Công nguyên, kim loại này đã hoàn toàn "lột xác".

Dấu ấn lịch sử

Quay lại thời Trung Cổ. Nhà cung cấp vàng lớn nhất châu Âu là một người cai trị châu Phi có tên là Mansa Musa (câu chuyện này gần như nhuốm màu hoang đường). Ông trị vì đế chế Mali rất giàu vàng, một nền văn minh đô thị đáng kinh ngạc ở dọc theo sông Niger. Mansa Musa xây dựng nhà thờ Hồi giáo và cung điện ở các thành phố như Timbuktu và Djenné. Tại thủ đô của đế quốc, Niani, ông chuyên nhận hàng cống nạp của các nước chư hầu trong một hội trường lớn có các cửa sổ đóng khung bằng vàng.

Đôi khi còn được gọi là Chúa tể của các mỏ vàng, Mansa Musa hiện lên lấp lánh trong trí tưởng tượng của châu Âu. Một bức tượng xứ Catalan những năm 1380 còn mô tả ông như trái tim của châu Phi, một vị vua da đen trong y phục bằng vàng, khoe một cục vàng trong một bàn tay giơ lên.

Trong năm 1324, vị vua vàng đã thực hiện cuộc hành hương của người Hồi giáo ngoan đạo đến thánh địa Mecca. Các sử gia Ả Rập ghi lại rằng đoàn tùy tùng của ông có 60.000 binh sĩ và 12.000 nô lệ. Một chiếc tàu có 80 con lạc đà kéo lê nặng nhọc qua sa mạc, chở khối hàng rất nặng gồm các kim loại quý. Khi đi qua Cairo, đoàn tùy tùng của hoàng đế đổ rất nhiều vàng vào thị trường, đến nỗi ông đã khiến giá vàng ở Địa Trung Hải sụt hẳn đi trong một thập kỷ.

Tuy nhiên, vào khoảng thời gian này, tình hình sản xuất mỏ vàng ở châu Âu suy giảm đã làm dấy lên một cuộc khủng hoảng tiền xu ở đại lục, và vào thế kỷ tiếp theo, các nhà thám hiểm đã ra sức tìm kiếm nguồn vàng mới. Người Bồ Đào Nha đi qua bờ biển Châu Phi, tìm cách nhập cư vào đế chế Mansa Musa. Trong khi đó, người Tây Ban Nha đi thuyền về phía tây – chiếc dịch tìm kiếm và chinh phục vàng vô cùng tàn bạo và kỳ dị. Trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, vào thế kỷ 16, một số ít người Tây Ban Nha đã tàn sát, chém giết, đặt ra hai nền văn minh lớn nhất trong lịch sử: Aztec và Inca.

Vàng có thể vượt qua cơn bão tiền tệ lên xuống bất thường và có thể hạ cánh vô cùng an toàn với giá trị còn nguyên vẹn.
Vàng có thể vượt qua cơn bão tiền tệ lên xuống bất thường và có thể hạ cánh vô cùng an toàn với giá trị còn nguyên vẹn.

Hình ảnh Atahualpa, ông vua của người Inca, ngồi trên ngai vàng vững chãi. Sợi dây chuyền bằng vàng và ngọc lục bảo lấp lánh trên ngực và bím tóc. Trên trán ông là núm tua đỏ tươi của người Inca. Những kẻ nịnh thần vây quanh trước mặt ông. Tám ngàn tùy tùng đi cùng người Inca. Phần còn lại của quân đội – khoảng 70.000 lính cường tráng và dạn dày kinh nghiệm chiến đấu đang cắm trại dày đặc.

Nhưng khi người Tây Ban Nha nổ súng, vung kiếm lên, người Tây Ban Nha đã dễ dàng đánh bại quân đội bản xứ. Atahualpa bị tiêu diệt. Dọc theo con đường hoàng gia từ Cuzco, thủ đô của người Inca, là đầy rẫy những chiếc cúp vàng, lọ, tượng đài nhỏ bằng vàng, có cả một bức tượng giống như đài phun nước bằng vàng. Còn có một bàn thờ làm bằng vàng, nặng nửa tấn.

Người Tây Ban Nha chiếm hữu hết tất cả vàng. Chiến lợi phẩm nặng những 5 tấn vàng. Nhưng chỉ trong nháy mắt, họ đã biến tất cả những tác phẩm bằng vàng đẹp mê hồn của nền văn hóa Inca thành tiền mặt – giá trị lớn nhất của vàng đối với họ. Chỉ tính riêng trong một tháng, người Tây Ban Nha đã đúc ra 1.326.539 peso vàng, tương đương khoảng hơn 250 triệu USD ngày nay. Đó là lý do tại sao các bảo tàng có rất ít vàng Inca: người Tây Ban Nha đã chiếm hữu và nấu thành tiền mặt. Ai mà biết được, mua một thỏi vàng của Sở Đúc tiền hoàng gia ngày nay, bạn có thể có được một chút xíu vàng của người Inca còn lại trong đó.

Là một nguyên tố kim loại, vàng không hề thay đổi. Vàng không bị xỉn màu hay bị ăn mòn. Dù được đào ra khỏi mặt đất sau nhiều thế kỷ, vàng vẫn bóng bẩy, màu tươi như đồng tiền mới được đúc. Và trong 500 năm kể từ sự sụp đổ của Atahualpa, vàng đã không hề mất đi sức hấp dẫn tại phương Tây. Vàng tỏa sáng rực rỡ trong tâm trí của các nhà kinh tế, nhiều quốc gia ủng hộ vàng, xem vàng là tiền tệ.

Câu chuyện của thời hiện đại...

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ sở hữu tới 70% lượng vàng tiền tệ (loại vàng được xem là tiền tệ, chứ không tính đến vàng trang sức) của thế giới. Lúc này, nhiều loại tiền tệ đều bị xem như thua kém giá trị so với đồng USD, và chỉ riêng tiền USD mới có thể chuyển đổi thành vàng. Trong hệ thống này, những người sở hữu lượng lớn USD có thể chuyển đổi tiền thành vàng ở tỷ lệ 35 USD/ounce vàng.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ sở hữu tới 70% lượng vàng tiền tệ của thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ sở hữu tới 70% lượng vàng tiền tệ của thế giới.

Chế độ trên kéo dài cho đến khi Richard Nixon làm Tổng thống Mỹ. Lúc này, mức thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên từng ngày, người Mỹ mua hàng hóa của nước ngoài nhưng người nước ngoài lại từ chối mua hàng hóa của Mỹ. Không cần có USD, các ngân hàng trung ương nước ngoài bắt đầu dùng tiền mặt. Vàng lập tức tràn ngập trong kho lưu trữ của Kho bạc Mỹ tại Fort Knox, Kentucky. Giống như một đứa trẻ bướng bỉnh, không thích cách các trò chơi đang diễn ra, Nixon đã thay đổi các quy tắc, và trên một chương trình truyền hình trực tiếp vào đêm Chủ nhật tháng 8/1971, ông đã chấm dứt quy định chuyển đổi USD thành vàng.

Không được sự kiểm soát của chính phủ, giá vàng đã lên xuống tự do. Các thương nhân gọi vàng là "cảm xúc kim loại", cảm xúc này thường khiến họ sợ hãi vì sự giao động bất thường của vàng. Đó chính là những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2008. Hoảng sợ do sự tan rã tiền tệ, các nhà đầu tư hạ giá vàng một cách khủng khiếp. Và giờ đây, sau một thời gian dài bị giảm dài, giá vàng đã tăng lên và lấy lại giá trị của nó.

Giống như một ngôi sao điện ảnh vĩ đại, vàng luôn luôn chờ đợi một kịch bản phù hợp. Chúng ta không biết kịch bản đó sẽ như thế nào cho đến khi nó xuất hiện. Đó có thể là một kịch bản thảm họa, chiến tranh hay vô cùng kinh khủng. Và sau đó, vàng đột nhiên lại một lần nữa sải bước trên thảm đỏ! Và chúng ta lại cảm thấy thiếu vàng, thấy cần thêm thật nhiều vàng nữa.

Cập nhật: 14/11/2016 Theo vnreview
  • 2.681