Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?

Tại sao dơi lại treo ngược khi nghỉ hoặc ngủ?
  •   4,76
  • 6.431

Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, dơi luôn treo ngược mình lên, đầu chúc xuống phía dưới, dùng vuốt của hai chi sau móc vào khe hở của vách đá, tường, xà nhà...

Khi đi vào một hang núi lớn hiếm có vết chân người, ta thường phát hiện trên đỉnh vách hang treo hàng trăm con dơi. Hang núi lớn chính là nơi dơi thích cư trú nhất.

Hang núi lớn chính là nơi dơi thích cư trú nhất.
Hang núi lớn chính là nơi dơi thích cư trú nhất.

Rất nhiều con dơi còn thích sống ở trong nhà bỏ hoang hoặc dưới mái hiên nhà, khi chúng nghỉ ngơi hoặc ngủ, luôn treo ngược mình lên, đầu chúc xuống phía dưới, dùng vuốt của hai chi sau móc vào khe.

Nếu khi chúng ta bắt một con dơi đặt xuống đất, thì có thể thấy nó sẽ dùng vuốt của ngón thứ nhất chi trước và năm ngón của chi sau bò lê lết, cho đến khi trèo lên được một cây gỗ thẳng đứng hoặc trên vách tường rồi từ đó mới bắt đầu giăng cánh bay tiếp. Tại sao dơi không nằm phủ phục xuống hoặc nằm nghỉ ngơi mà lại treo ngược mình lên như vậy?

Khi ngủ, dơi quay đầu xuống dưới và chân bám chắc vào một vật nào đó nhằm cấp đủ máu cho não, giúp chuyển hóa máu chậm lại. Tư thế ngủ này cũng giúp dơi thoát nhanh khi cần thiết.

Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh.

Việc treo ngược thân mình giúp dơi nhanh chóng tẩu thoát khi có nguy hiểm.
Việc treo ngược thân mình giúp dơi nhanh chóng tẩu thoát khi có nguy hiểm.

Để thích nghi với trạng thái nghỉ và cơ chế bay độc đáo, loài dơi tiến hóa để có kích thước nhỏ gọn, tim có thể dễ dàng lưu thông máu ngay cả khi lộn ngược.

Ngoài ra, để hỗ trợ lượng lớn oxy cần thiết khi bay, dơi có một trái tim đặc biệt phát triển, lớn gấp 3 lần các loài động vật có vú cùng kích thước khác và có khả năng vận chuyển máu cao hơn. Tâm nhĩ phải của nó rất lớn, khi tâm nhĩ phải giãn ra, nó có thể bơm rất nhiều máu tĩnh mạch.

Trong khi con người hay các loài vật phải nắm chặt và sử dụng năng lượng cơ bắp để nắm lấy thứ gì đó, nhưng dơi thì không. Móng vuốt của chúng độc đáo ở chỗ chúng không dùng năng lượng để bám vào vật thể.

Ngoài ra, khi mùa đông đến, dơi cũng có tư thế treo ngược mình lên để ngủ đông, như vậy có thể giảm bớt được sự tiếp xúc với đỉnh hang lạnh giá. Hoặc có một số con dơi có thể vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông mềm mọc dày trên mình nó có thể có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh ở bên ngoài.

Đương nhiên, treo ngược mình trên đỉnh hang so với dừng chân ở nơi khác được an toàn hơn nhiều. Thói quen sinh sống này và bản năng phòng vệ của dơi đều là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của động vật.

Dơi là loài sống về đêm, chúng hoạt động vào ban đêm và ít hoạt động hơn vào ban ngày.

Dơi ngủ và treo mình trong tổ của chúng (hốc cây hoặc hang động) nơi cung cấp chỗ trú ẩn đồng thời bảo vệ chúng khỏi động vật ăn thịt và thời tiết trong suốt cả ngày.

Dơi có thể treo ngược trong thời gian dài, bao gồm cả trong thời gian ngủ đông và thậm chí sau khi chết. Một số loài dơi có thể ngủ đông từ năm đến sáu tháng và sống sót thông qua một lượng mỡ nhỏ mà cơ thể dự trữ. Thông thường, dơi bắt đầu hoạt động vào khoảng hoàng hôn và rời khỏi tổ để săn tìm thức ăn.

Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 6 loài dơi không hề treo ngược mình lúc ngủ. Hầu hết trong số đó đều có giác mút ở các chi, giúp chúng có thể bám vào lá cây hay các bề mặt phẳng khác để ngủ nghỉ.

Cập nhật: 15/10/2021 Theo ĐSPL/Dân Trí
  • 4,76
  • 6.431