Vì sao nọc của bọ cạp lại cực độc?

  •  
  • 2.338

Bọ cạp với hình thù nhỏ bé nhưng sở hữu nọc độc vô cùng mạnh khiến con mồi dễ dàng bị tê liệt và tử vong trong vài giây. Sinh vật đáng sợ này luôn khiến những loài vật to lớn hơn phải khiếp sợ trong đó có cả con người. Bọ cạp ăn gì, vì sao nọc của chúng lại độc như vậy?

Bọ cạp thuộc loại động vật không xương sống, thân phân đốt, gồm tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện).

Nọc bọ cạp sự kết hợp của các độc tố như các độc tố thần kinh và các chất ức chế men
Nọc bọ cạp sự kết hợp của các độc tố như các độc tố thần kinh và các chất ức chế men.

Bọ cạp ăn những động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ. Đầu tiên chúng dùng càng để bắt mồi. Tùy vào lượng nọc độc và kích cỡ càng mà bọ cạp sẽ chích độc hay dùng càng ép con mồi. Cách này có thể làm tê liệt, thâm chí là giết chết mồi để sau đó bọ cạp có thể ăn. Bọ cạp có một kiểu ăn duy nhất là sử dụng chân kìm.

Đó là những vuốt nhỏ từ miệng, chỉ có một số loài có (trong đó có nhện). Chân kìm rất sắc và có thể được dùng để chia nhỏ con mồi ra cho dễ tiêu hóa. Bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa thức ăn ở một dạng chất lỏng nhất định, bất kỳ chất rắn nào (lông, bộ xương ngoài... của con mồi) đều bị chúng bỏ lại.

Với hơn 1750 loài bò cạp đang sinh sống khắp mọi nơi trên Trái Đất thì vỏn vẹn chỉ có 20 loài trong số chúng là có nọc độc đủ để gây chết người (tất cả chúng thuộc đều thuộc họ bọ cạp Buthidae). Bản thân nọc độc bọ cạp là sự kết hợp của các độc tố như các độc tố thần kinh và các chất ức chế men.

Ngoài loài Hemiscorpius lepturus có nọc độc hại tế bào, tất cả các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả.

Cập nhật: 03/01/2020 Theo Tiền Phong
  • 2.338