Vì sao sau khi thị tẩm, phi tần phải nằm im để thái giám đụng chạm cơ thể?

Vì sao phi tần phải cởi bỏ trang phục và quấn chăn kín người trước khi được đưa đến hầu hạ Hoàng đế?
  •   3,529
  • 134.713

Người khác sẽ cảm thấy sự may mắn của nữ nhân khi được hoàng đế chọn thị tẩm, nhưng mấy ai hiểu được nỗi đau mà chỉ mỗi người đó mới cảm nhận được.

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Trong triều đại này, hệ thống phân vị hậu cung được quy định rất chặt chẽ, đồng thời "lật thẻ bài" chọn phi tần thị tẩm cũng đã được áp dụng từ đây. Tên các hậu phi sẽ được khắc trên các thẻ gỗ, sau đó hoàng đế sẽ lựa chọn thẻ bài, người được chọn sẽ hầu hạ Hoàng đế trong tối ngày hôm đó.

Người ngoài nhìn vào cảnh tượng này sẽ cảm thấy sự may mắn của nữ nhân được chọn, nhưng mấy ai hiểu được nỗi đau mà chỉ một mình người đó mới cảm nhận được. Ngay đến việc lựa chọn thời điểm ân ái với hoàng đế cũng không được tự quyết định thì nói chi đến tình cảm thật sự.

Khi Hoàng đế chọn thẻ bài xong sẽ có người đến báo cho vị phi tần đó để chuẩn bị.  Nữ nhân đó sẽ thay y phục, tắm rửa sạch sẽ và thoa một số hương liệu lên cơ thể. Sau khi đã chuẩn bị xong họ sẽ lên giường nằm, các phi tần phải cởi bỏ trang phục và quấn chăn kín người trước khi được thái giám đưa đến hầu hạ Hoàng đế.

Rốt cuộc, nguyên nhân là vì sao?

Nguyên nhân là vì hạn chế nguy hiểm đến từ những phi tần này. Hàng năm trong hậu cung có thêm rất nhiều nữ nhân mới, cũng được xem là có thêm nhiều mối nguy hiểm. Trong tẩm cung của Hoàng đế vào thời điểm thị tẩm cũng chỉ có Hoàng đế, phi tần và 1-2 thái giám, cho nên để đảm bảo an toàn tính mạng của Hoàng đế, cần phải chắc chắn phi tần không mang theo bất kỳ vật dụng nào.

Bên cạnh đó, bên ngoài sẽ có các thái giám đứng đợi sẵn, nếu vị phi tần kia có hành động nguy hiểm họ sẽ tiến vào trong bảo vệ Hoàng đế.

Kết thúc ân ái, Hoàng đế sẽ không giữ nữ nhân qua đêm trong tẩm cung của mình
Kết thúc ân ái, hoàng đế sẽ không giữ nữ nhân qua đêm trong tẩm cung của mình. (Ảnh minh họa).

Sau khi đến tẩm cung của hoàng đế, thái giám bẩm báo vị phi tử kia đã sẵn sàng thì họ mới bắt đầu thực hiện chuyện vợ chồng. Kết thúc ân ái, hoàng đế sẽ không giữ nữ nhân đó qua đêm trong tẩm cung của mình. Ông sẽ ra lệnh để những thái giám có trách nhiệm đưa vị phi tử đó rời đi.

Dựa theo các ghi chép lịch sử, sau khi hoàng đế sủng hạnh phi tử, thái giám sẽ đến hỏi Hoàng đế có muốn giữ lại hay không? Câu hỏi này có 2 ý nghĩa, một là có muốn đưa vị phi tần kia đi tắm rửa sạch sẽ và rời khỏi tẩm cung hay không? Hai là có giữ lại giống rồng hay không, có cho phi tần kia có cơ hội mang thai hay không.

Nếu Hoàng đế nói không giữ, thì các thái giám của Bộ Nội vụ sẽ sử dụng một phương pháp đặc biệt để lấy những gì mà hoàng đế đã để lại trong cơ thể của nữ nhân đó. Thái giám sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của vị phi tần vừa được sủng hạnh, điều này khiến người đó không mang thai.

Sau đó, các thái giám sẽ liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó, vừa xoa vừa dùng lực ấn mạnh vào các vị trí ở phần bụng. Hành động này khiến tinh trùng mà hoàng đế để lại trong cơ thể họ sau cuộc ân ái mới đó chảy ra ngoài.

Trong suốt quá trình, sẽ có rất nhiều thái giám lợi dụng tình thế này để lạm dụng các phi tần. Rất ít người dám phản kháng vào lúc đó, bởi vì nếu họ xúc phạm các thái giám đó, trong tương lai, cơ hội được hoàng đế thị tẩm sẽ giảm đi. Cơ hội gặp mặt hoàng đế càng ít sẽ khiến khả năng mang thai càng thấp.

Mặc dù hoàng đế không muốn để lại huyết mạch trong cơ thể họ nhưng nếu được thị tẩm nhiều hơn, cơ hội mang thai sẽ tăng lên gấp bội. Chính vì thế, các phi tần sẽ làm mọi cách để giành được lợi thế, dù cho phải im lặng khi bị thái giám lạm dụng. Thậm chí có vài nữ nhân còn chủ động tìm đến những thái giám đó để thương lượng về một đêm hầu hạ khác.

Những thái giám đó biết rõ suy nghĩ của các phi tần, chính vì thế khi các phi tần nằm im thì họ lại càng đụng chạm nhiều hơn nữa.

Nhưng nếu hoàng đế cho phép giữ lại, các thái giám sẽ lấy giấy bút ghi chép chi tiết lại. Chẳng hạn như, vào ngày tháng năm này, hoàng đế đã sủng hạnh phi tần nào, điều này là vì muốn đảm bảo huyết thống và là cơ sở đối chiếu về sau.

Cập nhật: 01/12/2021 Theo Dân Việt/Pháp luật&bạn đọc
  • 3,529
  • 134.713