Các thái giám trong cung thường cầm theo một cây phất trần - Công dụng của nó là gì?

  •  
  • 10.630

Thực tế là những cây phất trần này cũng được xem như một thứ vũ khí của các thái giám. Tuy nhiên công dụng thực sự của món vũ khí ấy lại khác xa so với hậu thế tưởng tượng.

Từ thời xa xưa, phất trần đã được xem là một thánh vật gắn liền với hình tượng của các đạo sĩ trong văn hóa Trung Hoa. Cũng bởi vậy mà cổ nhân khi nói tới vật dụng này vẫn thường có câu: "Tay cầm phất trần, không phải người phàm".

Thế nhưng trên thực tế, phất trần còn là đồ vật đã gắn liền với hình tượng của một tầng lớp khác trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Đó chính là tầng lớp hoạn quan, thái giám.

Tuy nhiên điều đáng nói nằm ở chỗ, vật dụng này trong tay các thái giám lại mang những công dụng mà ít ai có thể ngờ tới. Vậy lý do nào đã khiến phất trần gần như trở thành vật bất ly thân đối với các hoạn quan Trung Hoa?

Cây phất trần được làm từ lông thú hoặc sợi đay vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, là một pháp khí của các tăng sĩ xưa. Đây được xem như là vật bất ly thân của các tăng sĩ, mang ý nghĩa bảo vệ sự bình an.

Cây phất trần
Hình ảnh thái giám cầm phất trần trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc mà chúng ta thường thấy.

Các thái giám còn sử dụng cây phất trần này thể phủi bụi bẩn, vệ sinh đồ đạc ở những địa điểm hoàng thượng sắp ghé qua. Nếu trên người hoàng thượng có vết bẩn hay bụi, thái giám cũng chỉ được dùng cây phất trần chứ không được tự ý dùng tay để làm sạch.

Vũ khí đặc biệt ẩn giấu phía sau mỗi cây phất trần của các thái giám

Ngoài công dụng cơ bản là để phủi đi bụi bặm, phất trần của các thái giám còn được xem như một loại vũ khí. Tuy nhiên loại vũ khí này không phải là thứ có thể lấy mạng người trong chớp mắt như tưởng tượng của hậu thế mà lại dùng để… trừ tà!

Theo quan niệm của Đạo giáo, phất trần thường được biết tới là pháp khí của các nhân vật thần thoại. Ví dụ tiêu biểu là chính là Thái Thượng Lão Quân – vị thần tiên luôn đem theo cây phất trần bên mình.

Cũng bởi vậy mà vật dụng ấy thường đem tới cho người khác cảm giác siêu phàm, thoát tục, thậm chí cổ nhân còn tin rằng nó có sức mạnh để trừ tà.

Việc biến phất trần trở thành vật bất ly thân của tầng lớp này sẽ gia tăng may mắn.
Việc biến phất trần trở thành vật bất ly thân của tầng lớp này sẽ gia tăng may mắn.

Vào thời cổ đại, vương thất, hoàng gia của mọi vương triều đều hy vọng rằng hoàng cung của họ sẽ luôn đầy ắp những điều cát tường, như ý.

Xuất phát từ quan niệm nói trên, giai cấp thống trị thời bấy giờ sẵn sàng làm mọi việc để tăng thêm vận may cho bản thân. Và việc để cho các thái giám cầm phất trần cũng nằm trong số đó.

Họ tin rằng, việc biến phất trần trở thành vật bất ly thân của tầng lớp này sẽ gia tăng may mắn, đồng thời còn có công dụng diệt trừ những thứ tà ma quỷ quái hoặc những điều xui xẻo.

Đây cũng là một trong những lý do khiến phất trần trở thành một thứ "vũ khí" thường gắn liền với hình tượng của các hoạn quan, thái giám Trung Hoa vào thời xưa.

Tuy nhiên thực tế là càng về giai đoạn sau này, phất trần dần trở thành một vật để thể hiện chức vị cao thấp của các thái giám mà không phải bất cứ hoạn quan nào cũng có cơ hội cầm.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng vật dụng này vốn là thứ tượng trưng cho những người đã bị cắt bỏ "của quý". Vì thế các hoạn quan luôn phải cầm bên mình để nhắc nhở về thân phận của bản thân, từ đó càng phải giữ lòng trung thành với chủ tử, không nên vọng tưởng về những thứ phù phiếm như vàng bạc châu báu hay quyền lực địa vị.

"Hòn đá phù thủy" do học viên quân sự Nga chế tạo hóa ra lại là thiết bị gián điệp công nghệ cao

Chiếc hộp đen ghi lại quá trình diệt vong của Trái đất

Khó thở nhiều năm, người đàn ông đi khám thì phát hiện vật kỳ lạ này mọc ngay trong mũi

Cập nhật: 08/12/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc/Trí Thức Trẻ
  • 10.630