Vì sao sư tử lại thích săn nhím dù chúng có thể bị đau hoặc chết vì lông nhím?

  •   43
  • 6.515

Trong rất nhiều cuộc chiến giữa sư tử và nhím, hầu như sư tử là loài thua cuộc và phải hứng chịu nhiều vết đâm từ gai nhọn nhất. Điều thú vị là bất chấp bị thương nhưng sư tử vẫn thích tấn công nhím. Tại sao lại như vậy?

Theo ScienceDaily, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa nhím và sư tử nhằm có cái nhìn rõ ràng hơn về quy luật tiến hóa. Sư tử là động vật có vú bậc cao, một thợ săn hung dữ và ít có kẻ thù. Nhưng những con nhím nhỏ hơn nhiều lại có thể tạo ra được lợi thế lớn trước loài được mệnh danh là "chúa sơn lâm".

Những con sư tử săn nhím có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan.
Những con sư tử săn nhím có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Roosevelt đã tiến hành điều tra lịch sử liên hệ giữa sư tử và nhím để tìm ra lý do tại sao sư tử luôn bị thu hút bởi những con nhím và tại sao nhím thường chiến thắng trước sư tử.

Nghiên cứu có sử dụng nguồn tư liệu trên YouTube và văn học. Julian Kerbis Peterhans, trưởng nhóm nghiên cứu và là giáo sư tại Đại học Roosevelt, Mỹ cho biết: "Bằng cách kiểm tra những vụ sư tử bị thương do lông nhím, chúng tôi có thể tạo ra một bức tranh toàn cảnh về điều kiện, hoàn cảnh dẫn tới những con sử tử thường hay săn nhím".

Loài nhím châu Phi thường có lớp lông dày và vô cùng sắc nhọn. Gai nhóm có thể dài tới 30cm và được cấu tạo chủ yếu từ keratin, một chất liệu giống như tóc và móng tay của con người. Đây cũng chính là công cụ bảo vệ vô cùng hiệu quả của loài nhím trước các loài động vật săn mồi khác.

Do đặc tính sắc nhọn nên lông nhím dễ dàng ghim sâu vào trong lớp da và gây thương tích lớn cho kẻ thù. Nhiều vụ việc như vậy đã từng xảy ra và được một nhân viên thuộc công ty Dutch East ở Cape Town, Nam Phi ghi lại 3 vụ vào tháng 6,7 và 8 năm 1656.

Nhật ký của người nhân viên này có ghi lại diễn biến của cuộc chiến giữa con sư tử và nhím. Theo đó sư tử liên tục tấn công nhưng rồi chính nó lại phải chịu tổn hại lớn nhất. Con sư tử sau đó bị thương nặng và không thể săn mồi. Đa số những con sư tử sau khi không tấn công được nhím thường chuyển sang tấn công các loài gia súc và thậm chí cả con người.

Trong quá trình tìm kiếm thông tin và tài liệu liên quan, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy có khoảng 50 vụ sư tử bị giết hoặc bị thương do săn nhím.

Dựa trên các phân tích dữ liệu, nhóm nhận thấy việc những con sư tử săn nhím có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Một vài con sư tử có lẽ đã phải sống trong điều kiện khắc nghiệt, ví như ở các vùng đất khô cằn, ít loài vật sinh sống. Do đó chúng thường phải săn nhím như một cách để sống sót.

Một điều thú vị khác là những con sư tử mới lớn có tần suất săn nhím nhiều hơn những con đã già. Nhưng cũng chính những con này thường phải hứng chịu các vết thương do lông nhím để lại. Ngoài ra những con sư tử mới lớn hay thích săn mồi đơn lẻ và khi không có sự giúp sức từ các con khác, chúng dễ bị trọng thương hơn.

Con sư tử bị gai nhím đâm vào mặt.
Con sư tử bị gai nhím đâm vào mặt.

Những con sư tử thường bị thương tích rất nặng sau khi tấn công nhím.
Những con sư tử thường bị thương tích rất nặng sau khi tấn công nhím.

Gnoske khẳng định: "Chúng tôi biết về sư tử thông qua các nghiên cứu hành vi trong suốt 40 năm qua, kể từ năm 1960. Sư tử thích các loài động vật có móng lớn như linh dương, ngựa vằn và trâu. Và dữ liệu cho chúng tôi thấy rằng, khi những con sư tử phải săn nhím để làm nguồn thức ăn thì chắc chắn đã có những vấn đề với nguồn cung thức ăn ở nơi đó".

Đặc biệt nếu điều kiện môi trường sống tại khu vực có sư tử và chuỗi thức ăn xấu đi, sư tử càng dễ tìm đến việc săn nhím để thoát cơn đói.

Cập nhật: 25/05/2019 Theo vnreview
  • 43
  • 6.515