Vì sao thằn lằn đổi màu đuôi?

  •  
  • 1.086

Chiếc đuôi nổi bật của thằn lằn đuôi xanh sẽ nhạt màu dần theo thời gian. Đó là kết quả của sự thay đổi trong hành vi kiếm mồi ở con non so với con trưởng thành.

(Ảnh: africaguide.com)
Những con thằn lằn thiếu niên tích cực tìm kiếm thức ăn, khiến chúng đối mặt với nhiều hiểm nguy từ những kẻ săn mồi rình rập. Bằng cách thu hút sự chú ý vào cái đuôi sặc sỡ, thằn lằn có thể hướng cuộc tấn công vào phần phụ này và chiếc đuôi có thể tự mọc lại nếu bị đứt. Sau này khi già đi, thằn lằn ít đi kiếm ăn hơn, vì vậy mà thủ thuật gây chú ý đó cũng mất dần tác dụng.

Các nhà khoa học tại Đại học Ben-Gurion ở Israel đã quan sát những con thằn lằn đuôi xanh trong vòng đời kéo dài 1 năm của chúng. Khi mới nở ra, thằn lằn con đều có đuôi xanh sáng rực, khi được 3 tuần tuổi, 85% mất đi màu sặc sỡ đó và cả những vệt sọc trên cơ thể.

Kẻ thù chính của thằn lằn tại khu vực là những con chim bách thanh màu xám, săn mồi từ trên cành cây và rất nhạy cảm với màu sắc.

Để sống sót, những con thằn lằn mới lớn sử dụng 2 cách khoe đuôi - rung lắc thật nhanh và uốn lượn chậm rãi. Do những con trẻ hoạt động tích cực hơn nên dễ có khả năng bắt gặp kẻ săn mồi hơn. Vì vậy màn trình diễn đuôi sẽ là một công cụ cứu giúp hữu hiệu.

Khi được 3 tuần tuổi, thằn lằn hoạt động ít hơn, chúng chỉ ngồi và chờ đợi con mồi. Khi đó chúng dễ dàng nhận ra kẻ thù và kịp chạy thoát.

Thằn lằn
(Ảnh: princeton.edu)

M.T.

Theo Livescience, Vnexpress
  • 1.086