Xanh hóa sa mạc bằng công nghệ

  •  
  • 2.171

Dự án "Rừng Sahara" vừa được công bố thực hiện là nhằm xanh hóa các sa mạc trên thế giới, dựa vào các công nghệ quen thuộc: trồng cây nhà kính, sử dụng năng lượng mặt trời, nguyên liệu sinh học.

Một "ốc đảo năng lượng tái tạo" dự kiến được xây dựng vào năm 2010 như nơi thí nghiệm khoa học nhằm mang màu xanh cho các sa mạc trên thế giới.

Trung tâm của kế hoạch nghiên cứu trên là một phần thuộc dự án Rừng Sahara, nhưng nó không có nghĩa là được xây dựng ở châu Phi. Sahara có nghĩa là "sa mạc" trong tiếng Ả rập, trung tâm là một khu liên hợp xanh lớn mà người quản lý dự án hy vọng có thể xây dựng với tất cả các sa mạc trên toàn cầu.

Các chuyên gia đang tiến hành kiểm tra các khu vực khô hạn thuộc châu Úc, Bắc Mỹ, Trung Á và châu Phi có đủ điều kiện để tiến hành thử nghiệm.

"Dự án Rừng Sahara là một bước tiến thần kì trong việc tạo ra công việc cho người địa phương, thức ăn, nước uống, năng lượng...", Frederic Hauge, người sáng lập và chủ tịch của tổ chức môi trường phi lợi nhuận Bellona của Nauy, tuyên bố.

Các nhà khoa học dự kiến, hiệu ứng nhà kính đặc biệt sẽ sử dụng hơi nóng của không khí sa mạc và nước biển để làm nước sạch để trồng trọt; năng lượng mặt trời được dùng để tạo ra điện, trong khi những bể chứa đầy tảo cho phép tạo nguồn cung một loại dầu có khả năng tái tạo, dễ dàng vận chuyển.

Thêm nữa, việc trồng cây gần các khu liên hợp sẽ khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, cũng như dần khôi phục các rừng tự nhiên bị mất do hạn hán hay chặt phá rừng lấy gỗ.

Trung tâm nghiên cứu công nghệ xanh

Những thành viên của dự án đã tiến hành những cuộc mô phỏng công trình nhằm cung cấp đầy đủ hơn những bằng chứng về khả năng thích nghi của công nghệ xanh với các vùng sa mạc, đặc biệt là, những kết quả đầu tiên được giới thiệu tại hội nghị về khí hậu Copenhagen cuối tháng 12/2009.

Hình ảnh mô phỏng của khu liên hợp công nghệ xanh gồm nhiều khu khác nhau

Làm mát khí sa mạc, ngưng tụ nước ngọt

Không khí nóng của sa mạc đi vào trong nhà kính được làm lạnh và làm ẩm bằng nước biển, không khí ẩm đó nuôi các khu vườn được trồng bên trong nhà kính, sau đó thoát qua máy làm bay hơi, nơi mà nước biển được mặt trời rọi chiếu khi chảy qua.

Bên cạnh quá trình đó, dòng khí nóng làm nước ngọt ngưng tụ trong các ống đựng nước biển sẽ được thu lại. Quá trình này mô phỏng theo tự nhiên: mặt trời làm nước biển bay hơi, sau đó nhưng tụ thành các đám mây và rơi xuống thành mưa. Chỉ khoảng 10 tới 15 % khí ẩm được nhưng tụ thành nước ngọt.

Phần còn lại chảy ra ngoài để tưới cây, vì vậy, những nhà kình này sẽ tạo ra một vùng phủ xanh rộng lớn.

Sử dụng nước biển và khí nóng sa mạc, hệ thống cho ra nước ngọt và nước tưới cho vườn cây.

"Trang trại điện mặt trời"

Trung tâm còn tập trung vào việc sử dụng năng lượng mặt trời, bằng cách dùng cách tấm gương tập trung ánh nắng mặt trời vào các ống nước và thùng.

Việc tập trung ánh sáng làm nước bốc hơi trong các ống, từ đó làm quay tua bin và tạo ra điện. Ngoài việc phục vụ cho các khu liên hợp, điện không dùng hết, có thể truyền tới các cộng đồng địa phương.

Hàng nghìn tấm gương - pin mặt trời để tạo điện cho các khu liên hợp.

Bể nuôi tảo

Theo nghiên cứu của phòng thí nghiệm Năng lượng Tái Tạo Quốc Gia Mỹ, những đám tảo tưởng như là mối đe dọa cho hệ sinh thái, nhưng thực sự là nguồn lợi cho nguyên liệu sinh học: các bể tảo được nuôi trong phòng thí nghiệm có thể tạo được dầu nhiều gấp 30 lần trên một mẫu (khoảng 4.000m2) so với các loại cây trồng khác cũng được dùng làm dầu có thể tái tạo,

Việc nuôi trồng các bể tảo này cũng không lấy đi các vùng đất có giá trị sản xuất nông nghiệp. Hệ thống máy hóa sinh của dự án Rừng Sahara sẽ tiến hành nuôi trồng tảo qua việc quang hợp ở những bể chứa nước biển nông. Những sản phẩm phụ của tảo còn có thể phục vụ xuất khẩu.

Các bể nuôi tảo lớn - nguồn chế biến năng lượng sinh học dồi dào.

Nhưng chìa khóa thành công cho dự án xanh hóa sa mạc là con người. Ông Hauge nói rằng, tổ chức đã nhận được phản ứng tích cực từ nhiều chính phủ của khu vực sa mạc tiến hành dự án, và vì vậy, ông hy vong sẽ xây dựng thành công dự án của mình trong 2 năm tới.

Theo Báo Đất Việt (National Geographic)
  • 2.171