14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới mãi mãi

  •  
  • 19.079

Có bao giờ bạn nhìn một chiếc xe tăng hay máy bay chiến đấu và tự hỏi : Sức mạnh quân sự của loài người trước đây như thế nào không?

Con người tìm ra lửa cách đây 1,4 triệu năm

Phát minh đầu tiên đánh dấu bước tiến hoá vượt bậc của loài người so với tổ tiên hoang dã đó là việc tìm và tạo ra lửa.

Trong khi những quần thể người trước đó như Homo erectus (người đứng thẳng) lợi dụng lửa trong tự nhiên do hoả hoạn gây ra, người Homo sapiens (người thông tuệ) đã thành công trong việc tự tạo ra ngọn lửa của riêng mình để phục vụ cho việc nấu ăn, sưởi ấm hay xua đuổi thú dữ....

Có thể nói, sự ra đời của lửa chính là khởi đầu của tất cả những "công nghệ" sau này của con người, dẫn đường cho một kỷ nguyên mới của những công cụ được rèn từ kim loại, mạnh mẽ hơn và quyền lực hơn.

Cung tên được phát minh 15.000 năm TCN

Những cây cung cổ nhất được tìm thấy tại đầm lầy Holmegaard ở Đan Mạch
Những cây cung cổ nhất được tìm thấy tại đầm lầy Holmegaard ở Đan Mạch.

Dù không biết chính xác thời điểm phát minh, nhưng những mũi tên và cung tên đầu tiên trên thế giới được cho là làm từ những nguyên liệu dễ bị hư hỏng. Những cây cung cổ nhất được tìm thấy tại đầm lầy Holmegaard ở Đan Mạch, có niên đại khoảng 9000 năm TCN. Con người đã biết dùng cung tên để săn bắn và chống lại kẻ thù.

Nhiều nghiên cứu cho thấy cung tên được sử dụng trong các cuộc xung đột quân sự cách đây khoảng 5400 TCN.

Phát minh ra bánh xe 3.500 TCN

Đến khoảng 2000 năm TCN, bánh xe được dùng làm công cụ đắc lực trong các cuộc chiến tranh.
Đến khoảng 2000 năm TCN, bánh xe được dùng làm công cụ đắc lực trong các cuộc chiến tranh.

Dù những chiếc bánh xe đầu tiên ra đời không được xác định rõ thời điểm chính xác, nhưng được dùng rất phổ biến từ khoảng 3.500 năm TCN. Những chiếc bánh xe cũng khơi nguồn sáng tạo cho nhiều phát minh sau đó như bàn xoay hay cối xay nước. Phát minh này thực sự là một bước tiến vô cùng quan trọng trong lịch sử quân đội của thế giới.

Đến khoảng 2000 năm TCN, nó dùng làm công cụ đắc lực trong các cuộc chiến tranh. Người Hittites cổ đại là những người đầu tiên trong lịch sử tìm ra công dụng của xe chiến mã trong các trận đánh.

Sự ra đời của Kỷ nguyên sắt 1.200 TCN

Người Hittites đã biết luyện sắt thành thép từ khoảng 1.400 năm TCN. Đến khoảng 1.200 năm TCN, những "công nghệ" từ sắt mới bắt đầu lan rộng từ Tiểu Á sang Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.

Cuộc cách mạng sắt, thép ra đời đã thay đổi cuộc sống của con người về nhiều mặt.
Cuộc cách mạng sắt, thép ra đời đã thay đổi cuộc sống của con người về nhiều mặt.

Cuộc cách mạng sắt, thép ra đời đã thay đổi cuộc sống của con người về nhiều mặt. Những công cụ bằng sắt thép cứng hơn và dễ sử dụng hơn giúp tăng năng suất lao động, nhưng cũng là một trong những tác nhân khiến dân số bùng nổ.

Rồi vũ khí và áo giáp sắt cũng dần được thay thế khi con người tìm ra những kim loại khác như đồng. Những cuộc xung đột xảy ra không chỉ đơn giản là tranh giành lãnh thổ, cái ăn mà còn là sự giành giật nguồn cung cấp sắt, đồng.

Sự ra đời của bê tông (200 năm TCN)

Khoảng 200 năm TCN, người La Mã cổ đại đã bắt đầu xây dựng những công trình bằng bê tông.
Khoảng 200 năm TCN, người La Mã cổ đại đã bắt đầu xây dựng những công trình bằng bê tông.

Khoảng 200 năm TCN, người La Mã cổ đại đã bắt đầu xây dựng những công trình bằng bê tông. Nhờ khả năng chịu lực, kêt cấu vững chãi và không thấm nước, bê tông trở thành nguyên liệu chính của tất cả các công trình xây dựng từ cảng biển, đền thờ, điện, nhà ở, đến cầu cống.

Với sự trợ giúp của bê tông, những pháo đài trở nên kiên cố hơn làm chùn bước kẻ thù, những công trình độc đáo hơn cũng được ra đời đưa La Mã trở thành một đế chế hùng mạnh ít nơi nào sánh kịp.

Lý thuyết "Chiến tranh chính đáng" 426 năm TCN

Vào năm 426 TCN, St. Augustine của thành phố Hippo đã công bố tác phẩm của mình mang tên "The city of God" - thành phố của Chúa. Cuốn sách chứa đựng những tư tưởng của ông biện minh cho Cơ Đốc Giáo nghịch lại với các tôn giáo khác.

Lý thuyết chiến tranh chính đáng - được xây dựng bởi nhà Triết học Thomas Aquinas vào giữa những năm 1200.
Lý thuyết chiến tranh chính đáng - được xây dựng bởi nhà Triết học Thomas Aquinas vào giữa những năm 1200.

Những tư tưởng này dựa trên nền tảng là lý thuyết "Just War" - Chiến tranh chính đáng - được xây dựng bởi nhà Triết học Thomas Aquinas vào giữa những năm 1200. Tác phẩm của cả hai ông đều chứa một nội dung: "bằng cách nào một cuộc xung đột được coi là một cuộc chiến tranh chính đáng".

Theo National Geographic, những cuộc chiến tranh chính đáng "phải được công khai bởi một cơ quan phù hợp... phải xuất phát từ một nguyên nhân chính đáng và mục đích sau cùng của nó là để thiết lập một nền hoà mình thực sự".

Sự ra đời của bản đồ thế giới năm 1569

Cho đến năm 1569, rong ruổi trên biển khơi vẫn là một nghề vô cùng mệt mỏi và đầy thách thức. Các nhà hàng hải luôn phải dùng la bàn điều chỉnh hướng đi để vẽ bản đồ hành trình của mình. Tuy nhiên những bản đồ đó thường không có độ chính xác cao.

Gerardus Mercator đã phát minh ra bản đồ thế giới hiện đại đầu tiên trên thế giới vào năm 1569.
Gerardus Mercator đã phát minh ra bản đồ thế giới hiện đại đầu tiên trên thế giới vào năm 1569.

Là một người chuyên vẽ bản đồ ở vùng Flemish, Bỉ, Gerardus Mercator đã phát minh ra bản đồ thế giới hiện đại đầu tiên trên thế giới với những đường minh hoạ kinh tuyến và vĩ tuyến một cách chính xác và dễ hiểu hơn nhiều so với những bản đồ khác.

Phương pháp vẽ bản đồ của ông được sử dụng cho đến tận ngày nay đã giúp người đi biển xác định hướng đi và đánh dấu hải trình một cách chính xác và dễ dàng.

Dù vẫn còn thiếu châu Úc, song sự ra đời của bản đồ thế giới là một bước tiến mới trong ngành hàng hải có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây chinh phục khám phá thế giới và khai phá Châu Âu.

Cách mạng Công nghiệp từ năm 1712

Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh ra đời do việc sử dụng sắt, thép kết hợp với việc phát hiện ra các nguồn năng lượng mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh ra đời do việc sử dụng sắt, thép kết hợp với việc phát hiện ra các nguồn năng lượng mới.

Việc sử dụng sắt và thép kết hợp với việc phát hiện ra các nguồn năng lượng mới đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp bùng phát ở Anh vào thế kỷ 18.

Lịch sử không thể không ghi lại cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của động cơ hơi nước vào năm 1712 bởi nhà khoa học Thomas Newcomen. Phát minh của ông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp tăng năng suất lao động, vận chuyển và thay thế sức lao động thủ công bằng máy móc. Sự kiện này chính là tiền đề cho những phát minh quan trọng sau này như tàu thuỷ, ô tô, máy bay, điện thoại, đài phát thanh và hệ thống vận hành nhà máy.

Chiếc điện thoại đầu tiên ra đời (năm 1876)

Năm 1876, chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới ra đời.
Năm 1876, chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới ra đời.

Ngày 07/03/1876, cơ quan bản quyền Hoa Kỳ quyết định tặng thưởng cho Alexander Graham Bell vì phát minh mà ông vừa cho ra đời. Đó là "một trong những sáng chế giá trị nhất trong lịch sử".

Ba ngày sau khi nhận được giấy chứng nhận bản quyền, nhà phát minh đã dùng chính chiếc điện thoại vừa sáng chế để gọi điện cho trợ lí của mình đang ngồi ngay dưới hội trường "Watson, anh lên đây. Tôi đang cần gặp anh".

Sau khi chiếc điện thoại đầu tiên ra đời và lan truyền đến nhiều châu lục. Cuộc gọi quốc tế đầu tiên được thực hiện vào năm 1927 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc gắn kết và đưa mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến gần nhau hơn.

Máy bay ra đời (năm 1903)

Người Anh và người Ý đã thiết kế ra chiếc máy bay thả bom đầu tiên vào năm 1913.
Người Anh và người Ý đã thiết kế ra chiếc máy bay thả bom đầu tiên vào năm 1913.

Mặc dù chiếc máy bay của anh em nhà Wright chỉ bay được trong vòng 12 giây, song đó là lần đầu tiên trong lịch sử, môt cỗ máy "nặng hơn không khí" được điều khiển bởi con người có thể bay lượn trên không. Thiết kế đầu tiên (vào năm 1903) của hai nhà sáng chế đã được hoàn thiện sau đó và được đưa vào phục vụ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918).

Theo National Geographic, người Anh và người Ý đã thiết kế ra chiếc máy bay thả bom đầu tiên vào năm 1913. Không chịu kém cạnh, nước Pháp cũng bắt đầu gắn thêm súng máy cho những chiếc phi cơ chiến đấu của mình. Ngày nay, chỉ riêng nước Mỹ đã sở hữu khoảng 13.000 chiến cơ quân sự. Nga và Trung Quốc cũng là hai quốc gia có tiềm lực không quân mạnh trên thế giới với 2.000 đến 3.000 máy bay quân sự.

Chiến dịch Manhattan và vũ khí quyền lực nhất từng được biết đến trong lịch sử chiến tranh của nhân loại

Một tháng trước khi chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, thiên tài người Đức Albert Einstein đã viết một bức thư dài 2 trang mở đầu cho cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chống lại Đức quốc xã.

Nước Mỹ tung ra một chiến dịch mang tên "Manhattan Project" với mục đích thiết kế một loại vũ khí nguy hiểm
Nước Mỹ tung ra một chiến dịch mang tên "Manhattan Project" với mục đích thiết kế một loại vũ khí nguy hiểm.

Trong bức thư năm 1939, Einstein cảnh báo thủ tướng Franklin D. Roosevelt rằng một phản ứng hạt nhân dây chuyền từ uranium có thể cho ra đời những quả bom với sức tàn phá kinh khủng chưa từng có trong lịch sử - đó là bom nguyên tử.

Hai năm sau đó, nước Mỹ tung ra một chiến dịch mang tên "Manhattan Project" với mục đích thiết kế một loại vũ khí nguy hiểm chưa từng được sản xuất cho tới thời điểm đó.

8 giờ 15 phút, sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945, thế giới kinh hoàng trước tiếng nổ khủng khiếp của quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới (quả bom này chứa 12.500 tấn TNT, rơi trong vòng 44,4 giây) dội xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Chinh phục vũ trụ bao la

Năm 1954, lần đầu tiên, Nga đưa ra đề xuất xây dựng một vệ tinh nhân tạo. Trong vòng 3 năm, chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên quay quanh Trái Đất mang tên Sputnik 1 ra đời.

Phi hành gia người Nga Yuri Gagarin vinh dự trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ.
Phi hành gia người Nga Yuri Gagarin vinh dự trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ.

Năm 1958, kỹ sư hàng không của Đức Wernher von Braun hợp tác với quân đội Mỹ khởi động thành công vệ tinh Explorer 1.

Ba năm sau, phi hành gia người Nga Yuri Gagarin vinh dự trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Bước tiến nhảy vọt đã khiến nước Mỹ phải ghen tị mà "thề" sẽ là nước đầu tiên đưa con người bước chân lên mặt trăng - và điều đó đã trở thành thành hiện thực vào ngày 20 tháng 7 năm 1969.

Theo gót chân những cuộc chinh phạt vũ trụ đầu tiên trong lịch sử, những công ty tư nhân như Elon Musk's SpaceX và Richard Branson's Virgin Galactic cũng đang thực hiện những kế hoạch táo bạo mở ra một chân trời mới cho ngành du lịch không gian trong lương lai không xa.

Liên kết mạng Internet ( từ năm 1991)

Nhân loại bước vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử phát triển khi World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) ra đời vào cuối những năm 1960.
Nhân loại bước vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử phát triển khi World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) ra đời vào cuối những năm 1960.

Nhân loại bước vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử phát triển khi nhà khoa học Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) vào cuối những năm 1960. Ông đã phát triển được "một phần mềm có thể tạo ra những đường dẫn liên kết giữa tất cả những tập tin liên quan trong máy tính của mình, liên kết nhiều máy tính với nhau. Từ đó, người dùng có thể chia sẻ những dữ liệu".

Phần mềm đó được ông cho truy nhập công cộng vào năm 1991 và kể từ đó đến nay, đã có ít nhất là 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet.

Y học tái tạo

Y học tái sinh cũng mang lại hy vọng cho những cựu chiến binh cụt tay chân,...
Y học tái sinh cũng mang lại hy vọng cho những cựu chiến binh cụt tay chân,...

Bước đi lớn đầu tiên đưa con người đến ngành y học tái tạo, phục hồi lại những bộ phận đã bị tổn thương hay đã mất là vào năm 1999, khi các bác sĩ tại trường Đại học Wake Forest University chế tạo thành công bàng quang từ tế bào gốc cho một bệnh nhân nhí tên là Luke Marsell.

Kể từ đó, các nhà nghiên cứu không ngừng tìm tòi và phát triển thêm các kỹ thuật phức tạp và ngày càng tinh vi hơn, không chỉ áp dụng được với các bộ phận như bàng quang, gan, xương mà còn áp dụng được với cả não bộ- cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể con người.

Y học tái sinh cũng mang lại hy vọng cho những cựu chiến binh cụt tay chân,... những người may mắn trở về nhưng lại không lành lặn sau những cuộc chiến tranh đẫm máu.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 19.079