Khó nuốt, giọng nói thay đổi, ho ra máu, tiêu chảy liên tục là những dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo căn bệnh ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp là loại bệnh ảnh hưởng tuyến giáp, cơ quan nhỏ sản xuất hormone nằm ở cổ. Ung thư tuyến giáp xảy ra phổ biến ở những người độ tuổi 30 và trên 60 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới 2-3 lần.
Ung thư tuyến giáp có thể điều trị, trong nhiều trường hợp, nó sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều người có thể tái phát căn bệnh này sau khi được điều trị khỏi.
Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất ở những đối tượng đang bước sang tuổi 30 và người lớn tuổi. Khoảng 2% bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính thức gây bệnh nhưng họ tin rằng bức xạ ở đầu và cổ là một trong những yếu tố cấu thành ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, chế độ ăn uống iốt thấp cũng gây ung thư này.
Ung thư tuyến giáp được chia thành nhiều dạng, trong đó ung thư tuyến giáp dạng nhú là thường gặp nhất, chiếm khoảng 85% và là loại dễ điều trị nhất.
Phương pháp điều trị phổ biến và tân tiến nhất hiện nay là bằng iot phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến giáp và ngăn chặn sự lây lan, phá hủy các tế bào tuyến giáp còn lại.
Trước khi điều trị, bệnh nhân thường được khuyên nên hạn chế, thậm chí ngưng bổ sung iốt vào cơ thể.
Khi so sánh với các loại ung thư khác, các nhà nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp là gần 98%.
Thế nhưng, mọi người phải nên nhớ rằng khi bệnh ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn những người mắc bệnh không rõ mình đang mắc bệnh bởi các triệu chứng như đau nhức, đau, mệt mỏi và các triệu chứng khác thường được cho là do lão hóa.
Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào.
Tiến sĩ, bác sĩ nội tiết Michael Tuttle của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering tại New York (Mỹ) cảnh báo nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc bất cứ điều gì bất thường ở cổ, không nên bỏ qua.
Dưới đây là 7 dấu hiệu của ung thư tuyến giáp bạn cần phải lưu ý.
Đàn ông thường phát hiện khối u khi cạo râu, còn phụ nữ có thể nhận ra sự thay đổi ở cổ khi trang điểm. Nếu phát hiện có một khối u lớn ở trước cổ, dưới yết hầu, bạn hãy theo dõi hoạt động của nó. Khoảng 90% nhân giáp là lành tính.
Thông thường, khối u lành tính sẽ di chuyển lên xuống khi nuốt, trong khi đó hầu hết các khối u ác tính không di chuyển khi nuốt.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhưng lại hay bị nhầm lẫn của ung thư tuyến giáp là giọng nói khàn. Bởi các dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp.
Trong những trường hợp hiếm, khối u, cụ thể là khối u ung thư có thể lan rộng ra ngoài tuyến giáp làm tổn thương dây thần kinh này và ảnh hưởng tới hộp thanh âm.
Tiến sĩ Tuttle cho biết hầu hết bệnh nhân đều được mô tả là bị khàn giọng.
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp là gần 98%.
Một tỷ lệ nhỏ những người bị ung thư tuyến giáp sẽ bị ho mà không có bất cứ triệu chứng đặc biệt nào liên quan tới viêm như sốt hay đờm. Đó cũng là lí do khiến người bệnh chủ quan, không đi khám bác sĩ.
Thực quản nằm ngay phía dưới khí quản nên khối u tuyến giáp cũng có thể tạo áp lực trực tiếp đến khu vực này, từ đó khiến bạn gặp phải tình trạng khó nuốt, mắc nghẹn khi nuốt... Bên cạnh đó, triệu chứng khó thở cũng sẽ xảy ra nhưng thường là khi tình trạng bệnh đã phát triển đến giai đoạn nguy hiểm. Khi khối u tuyến giáp phình to thì nó sẽ gây chèn ép lên khí quản và khiến người bệnh gặp phải hiện tượng khó thở.
Những nốt hạch to, mềm xuất hiện ở vùng cổ cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp mà bạn không nên chủ quan xem thường. Đặc biệt, nếu dấu hiệu này còn đi kèm với cảm giác đau rát, khó nuốt thức ăn... thì nên chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể.
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tuyến giáp. Nhiều người còn có cảm giác đau tức, bó chặt ở vùng cổ, lan lên cả góc hàm, hay mang tai cùng bên do khối u phình to nên gây chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
Triệu chứng này đặc trưng cho ung thư tuyến giáp thể tủy do các protein gây ra. Hormon tuyến giáp về cơ bản ảnh hưởng hầu hết bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Người bệnh ung thư tuyến giáp rất dễ bị tiêu chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị tiêu chảy từ 10-20 lần mỗi ngày.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp bao gồm:
Các nhà khoa học chưa tìm ra chắc chắn lý do ung thư tuyến giáp tấn công phụ nữ nhiều hơn. Tuy nhiên, bác sĩ nội tiết R.Michael Tuttle, thuộc Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ), cho biết: "Trước tuổi dậy thì, ung thư tuyến giáp được phân bổ đồng đều ở trẻ nam và nữ. Chúng tôi chỉ thấy tỷ lệ phụ nữ mắc nhiều hơn sau tuổi dậy thì".
Vì vậy, bác sĩ Michael cho rằng nó có thể liên quan nội tiết tố nữ, nhưng điều này vẫn cần nghiên cứu thêm.
Theo Mayoclinic, mặc dù được điều trị khỏi, ung thư tuyến giáp vẫn dễ tái phát, ngay cả khi bạn đã cắt bỏ tuyến giáp. Điều này có thể do tế bào ung thư siêu nhỏ lan ra ngoài tuyến giáp trước khi chúng bị loại bỏ.
Ngoài ra, ung thư tuyến giáp có thể gây tổn thương giọng nói và khàn tiếng sau khi phẫu thuật. Lượng canxi trong cơ thể người bệnh cũng có thể giảm do tuyến cận giáp vô tình bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật.
Ngoài ra, ung thư tuyến giáp có thể di căn đến phổi, xương hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Có nhiều yếu tố dẫn tới nguy cơ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân đầu tiên là hệ miễn dịch bị rối loạn, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, trong đó có tuyến giáp.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể từng nhiễm phóng xạ khi chữa bệnh hoặc qua đường tiêu hóa, hô hấp. Ung thư tuyến giáp cũng có yếu tố di truyền khi khoảng 70% trường hợp có người thân từng mắc bệnh.
Tuổi tác, giới tính cũng tác động tới nguy cơ nhiễm ung thư này khi phụ nữ có thể mắc bệnh cao gấp 2-4 lần đàn ông.
Cách chữa phổ biến là phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Sau đó, bạn sẽ phải uống một lượng nhỏ iod phóng xạ, bổ sung lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.
Sau khi điều trị, bệnh nhân nên đi khám 3 tháng một lần trong 2 năm đầu.