Bệnh đậu mùa giết hàng tỷ người và cách mà y học đánh bại chúng!

  •  
  • 2.359

Vào 10.000 năm trước, một loại virus chết người đã “giáng trần” ở đông bắc châu Phi, chúng lây lan qua không khí, tấn công các tế bào da, tủy xương, lá lách và hạch bạch huyết của nạn nhân. Những người không may nhiễm bệnh bắt đầu có triệu chứng sốt, nôn mửa và phát ban.

30% số người nhiễm bệnh đã chết ở tuần thứ hai sau đó, những người sống sót mang những vết sẹo cho đến suốt phần đời còn lại. Bệnh đậu mùa chính thức phát động cuộc xâm lược Trái đất.

30% số người nhiễm bệnh đã chết ở tuần thứ hai sau đó

Vào năm 1350 TCN, dịch bệnh đậu mùa đầu tiên đã nổ ra trong thời kỳ chiến tranh Ai Cập - Hittite. tù nhân Ai Cập lây bệnh đậu mùa cho người Hittite, đại dịch này đã giết chết vị vua của họ và tàn phá nền văn minh dưới thời ông. Sau đó, bệnh đậu mùa đã lan ra toàn thế giới, chúng theo chân các thương nhân Ai Cập, theo bước cuộc thập tự chinh đến Ả Rập và hướng đến châu Mỹ nhờ những cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Dịch bệnh đậu mùa đầu tiên đã nổ ra trong thời kỳ chiến tranh Ai Cập - Hittite.

Kể từ đó, nó đã giết chết hàng tỷ người, ước tính khoảng 300 - 500 triệu người đã thiệt mạng chỉ riêng trong thế kỷ 20. Nhưng bệnh đậu mùa không phải là bất khả chiến bại, trên thực tế, sự sụp đổ của “đế chế” bệnh đậu mùa bắt đầu từ lâu trước nền y học hiện đại. Từ năm 1022, một nữ tu Phật giáo sống trong một ngọn núi nổi tiếng tên là OMei Shan ở vùng phía nam của Sichuan đã ghi chép lại cách điều trị bệnh đậu mùa.

Ứớc tính khoảng 300 - 500 triệu người đã thiệt mạng chỉ riêng trong thế kỷ 20.

Bà đã nghiền những vảy nến bệnh đậu mùa của những người từng mắc thành bột và thổi thứ bột này vào mũi của những người khỏe mạnh. Bà ấy làm điều này sau khi nhận thấy rằng những người sống sót qua căn bệnh đậu mùa thì không bao giờ mắc bệnh trở lại và phương pháp điều trị kỳ lạ đã hiệu nghiệm, tuy nhiên nó không được nhân rộng.

Nữ tu Phật giáo OMei Shan ở vùng phía nam của Sichuan đã ghi chép lại cách điều trị bệnh đậu mùa.

Vào những năm 1700, các bác sĩ đã tiến hành lấy một số vật chất trong vết lở loét người bệnh và đưa chúng vào cơ thể những người khỏe mạnh qua các vết rạch trên da. Và nhận được kết quả khá tốt khi mà những người khỏe mạnh có thể đề kháng và không bị nhiễm bệnh trở lại, nhưng nó vẫn không phải tuyệt đối. Số người chết khi tiếp xúc với mầm bệnh vẫn cao lên đến 3%.

Các bác sĩ đã tiến hành lấy một số vật chất trong vết lở loét người bệnh và đưa chúng vào cơ thể những người khỏe mạnh

Chỉ đến khi vị bác sĩ người Anh Edward Jenner nhận thấy một điều thú vị ở những người vắt sữa. Ở tuổi 13, trong khi Jenner còn học việc cho một bác sĩ phẫu thuật ở Sodbury, gần Bristol, ông đã nghe thấy một công nhân vắt sữa nói, "Tôi sẽ không bao giờ mắc bệnh đậu mùa, bởi vì tôi đã bị đậu mùa bò". Về sau, khi trở thành bác sĩ, ông nhận ra rằng người công nhân ấy đã đúng, một khi đã nhiễm đậu mùa bò sẽ không bị nhiễm đậu mùa nguy hiểm ở người.

Bác sĩ người Anh Edward Jenner

Đậu mùa bò là một căn bệnh ngoài da giống như bệnh đậu mùa và lây nhiễm ở bò. Virus bệnh đậu mùa và đậu mùa bò có cùng một nguồn gốc nhưng khi một virus lây nhiễm một chủ thể không quen thuộc, như đậu mùa bò lây nhiễm cho con người, thì trở nên yếu đi đáng kể. Vì vậy Jenner quyết định kiểm tra xem liệu virus đậu mùa bò có thể được dùng để “tiêm chủng” chống lại bệnh đậu mùa không?

Đậu mùa bò là một căn bệnh ngoài da giống như bệnh đậu mùa và lây nhiễm ở bò.

Vào tháng 5 năm 1796, Jenner gặp được một cô công nhân chăn nuôi bò sữa tên là Sarah Nelmes, người này bị một số tổn thương ở tay do đậu mùa bò từ con bò Blossom. Sử dụng các vật chất từ nốt mụn mủ của cô, ông đã “tiêm chủng” cho James Phipps, đứa con trai 8 tuổi của người làm vườn. Sau một vài ngày sốt và khó chịu, cậu bé đã phục hồi.

Cô công nhân chăn nuôi bò sữa tên là Sarah Nelmes

Hai tháng sau, Jenner tiêm chủng cho cậu một lần nữa nhưng bằng các vật chất lấy từ bệnh đậu mùa ở người. Mầm bệnh không phát triển và Jenner kết luận rằng James Phipps đã được bảo vệ hoàn toàn. Kế hoạch của ông đã thành công.

Jenner tiêm chủng cho cậu một lần nữa nhưng bằng các vật chất lấy từ bệnh đậu mùa ở người.

Jenner sau đó làm điều tương tự trên một số người khác để chứng minh rằng họ có thể miễn dịch với bệnh và từ đây, tiêm chủng bệnh đậu mùa đã được phát minh bằng cách sử dụng loại virus ít nguy hiểm hơn để tạo đề kháng chống lại loại virus nguy hiểm hơn. Nền y học đã cân nhắc rất thận trọng những phát hiện của Jenner trước khi thực sự chấp nhận và ứng dụng rộng rãi.

Jenner mãi mãi được ghi nhớ như là cha đẻ của ngành miễn dịch học

Sau nhiều chiến dịch tiêm phòng lớn trong suốt thế kỷ 19 và 20, tổ chức y tế thế giới đã xác nhận bệnh đậu mùa chính thức bị đẩy lùi vào năm 1979. Jenner mãi mãi được ghi nhớ như là cha đẻ của ngành miễn dịch học, nhưng chúng ta cũng không quên cô công nhân chăn nuôi bò sữa Sarah Nelmes, con bò Blossom và cậu bé James Phipps - các anh hùng trong cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm để tiêu diệt con quái vật mang tên “bệnh đậu mùa”.

Cập nhật: 27/07/2019 Theo Tinh Tế
  • 2.359