10 sai lầm khi sử dụng ấm siêu tốc có thể khiến ổ điện nổ tung, dễ gây hại đến cả nhà

  •   52
  • 5.770

Ấm nước siêu tốc có lẽ là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình. Ta không phủ nhận được sự tiện dụng của nó khi chỉ cần vài phút thôi là ta đã có bình nước sôi để pha trà, tiếp khách rồi...

Thế nhưng tiện lợi là vậy nhưng không ít người đã mắc sai lầm khi sử dụng vật dụng quen thuộc này, để rồi chúng gây họa cho cả gia đình. Sai lầm đó là gì, cùng check ngay xem bạn có đang mắc phải hay không nhé!

1. Nấu nước bằng ấm siêu tốc liên tục

Nấu nước bằng ấm siêu tốc liên tục

Ấm đang nóng sẵn rồi, nên tiện nấu luôn vài ba ấm nước nữa để dành sẽ tiết kiệm điện hơn là suy nghĩ của không ít người. Ấy vậy mà bạn có hay, việc nấu nước liên tục sẽ khiến mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến cháy ấm rất nhanh không?

Cách tốt nhất là bạn hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.

Không ít trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động. Lúc này dù bạn có cố công cắm phích điện vào nguồn nhưng đèn vẫn không báo sáng. Việc bạn cần làm là chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới đun tiếp được nhé!

2. Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn

Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn

Hãy nhớ ấm siêu tốc được sinh ra để đun nước chứ không phải là để nấu thức ăn như luộc trứng, nấu canh, luộc thịt...

Điều này sẽ khiến mỡ, cặn thức ăn đóng vào thành ấm, từ đó làm giảm tuổi thọ sản phẩm mà thôi. Không những thế, nấu ăn trong ấm siêu tốc cũng chưa chắc làm thực phẩm chín hẳn đâu.

3. Nước sôi xong là đổ cạn nước trong ấm

Nước sôi xong là đổ cạn nước trong ấm

Ta hay có thói quen là đổ hết nước trong ấm ra sau khi nước đã sôi. Việc làm này cần phải bỏ ngay lập tức. Lý do là bởi khi ấm nước sôi, dù công tắc điện đã tắt nhưng mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt.

Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Chính vì lẽ đó, bạn nên để khoảng 20 ml nước còn lại trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.

4. Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Việc làm sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn đấy. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơle tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín.

Vì thế, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm cực cao.

5. Đun quá ít nước hoặc quá nhiều nước một lần

Đun quá ít nước hoặc quá nhiều nước một lần

Trên mỗi cái ấm siêu tốc, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), giúp người có thể quan sát bên ngoài để đổ lượng nước cho phù hợp. Đun quá ít khiến ấm nhanh cạn, dễ hỏng, nhiều quá thì nước khi sôi dễ bắn ra ngoài, gây bỏng.

6. Để ấm đóng cặn, không vệ sinh ấm thường xuyên

Để ấm đóng cặn, không vệ sinh ấm thường xuyên

Ấm chỉ đun nước sạch nên không cần vệ sinh ư? Suy nghĩ này sẽ làm cho vi khuẩn gây hại, hay cặn ấm có cơ hội để sinh sôi nhiều hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên vệ sinh ấm 1 tuần/ lần.

Bạn có thể dùng giấm với nước pha tỉ lệ 1:1, đổ khoảng 1/2 ấm rồi lắc nhẹ. Tiếp đến bạn đun sôi nước lên, để ngâm dung dịch trong 10- 20 phút rồi đổ đi, tráng lại bằng nước sạch là ấm sạch như mới ngay. Hoặc không bạn cũng có thể cắt vài lát chanh bỏ vào chiếc ấm đun nước siêu tốc, cho nước lạnh rồi bật đun sôi là được nhé!

7. Cắm chung ấm với nhiều thiết bị điện khác

Cắm chung ấm với nhiều thiết bị điện khác

Ấm siêu tốc có công suất khá cao, do đó bạn nên cắm điện vào một ổ cắm riêng cho an toàn.

Ngoài ra bạn không nên cùng lúc vừa nấu nước, vừa nấu cơm điện, vừa bật bếp điện, bàn là, máy giặt hay máy nước nóng vì các thiết bị điện này đều có công suất cao, có thể gây quá tải, tự động ngắt nguồn điện hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây cháy nổ.

8. Sử dụng lại nước còn thừa trong bình đun siêu tốc

Thói quen trữ nước đun sôi để nguội trong bình đun siêu tốc sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Do sau 2 tiếng, nước đun sôi để nguội sẽ sinh ra vi khuẩn gây hại và số lượng vi khuẩn tăng lên gấp đôi khi nước đựng trong bình đun kín.

Ngoài ra, nước bị mất một lượng lớn oxy khi đun sôi và để nguội lâu trong bình đun siêu tốc. Nếu uống nước này, bạn sẽ bị thiếu oxy cung cấp cơ thể, vi sinh vật có lợi trong đường ruột không sinh sản và phát triển tốt, dẫn đến dễ mắc bệnh liên quan đường ruột như tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu...

9. Cắm điện trước rồi thêm nước

Nhiều bạn khi sử dụng ấm điện có thói quen cắm điện trước rồi cho nước vào sau, cách làm này tưởng chừng bình thường nhưng lại là động tác nguy hiểm nhất.

Bởi vì sau khi ấm điện được nạp điện, nó sẽ bắt đầu tạo ra dòng điện, mặc dù chỉ mất khoảng 30 giây (để chúng ta thêm nước vào ấm ngay sau đó) nhưng trong khoảng thời gian này ấm đã cạn nước, rất dễ làm cháy bình và gây đoản mạch.

Về lâu dài, các linh kiện trong ấm sẽ nhanh chóng bị lão hóa, hư hỏng khiến việc sử dụng ấm ngày càng trở nên mất an toàn. Cách làm đúng là đổ đầy nước vào ấm, đặt lên đế ấm, cuối cùng cắm điện, như vậy mới đảm bảo tuổi thọ của ấm và an toàn điện trong gia đình.

10. Đế của ấm không được lau sạch

Khi đun nước, nhiều người sẽ bỏ qua phần đáy của ấm, thực tế phần đáy sẽ bị dính một ít nước khi bạn sử dụng ấm nhưng nếu bạn không lau sạch mà đặt trực tiếp ấm lên đế đun thì rất dễ xảy ra tình trạng chập cháy, gây mất an toàn điện năng.

Do đó, bạn nhớ dùng giẻ khô lau đáy ấm để tránh cặn nước, sau khi vệ sinh thì đặt ấm trở lại đế. Bật ấm lên và đun nước bình thường.

Cập nhật: 12/07/2024 Tổng Hợp
  • 52
  • 5.770