Những cách xóa tan vết bầm tím trên cơ thể

  •  
  • 20.677

Bạn có thể sử dụng giấm và nước ấm, ớt và dầu dừa, mùi tây, túi trà, bắp cải... để xóa tan các vết bầm tím trên cơ thể hiệu quả.

Vết bầm tím xuất hiện khi mạch máu bị tổn thương. Bất kỳ loại chấn thương như va chạm vào cánh cửa, bàn ghế, đồ đạc... cũng có thể làm các mao mạch ở gần bề mặt của da phá vỡ và rò rỉ các tế bào máu đỏ, gây ra một vết bầm đỏ, tím hoặc màu đen trên da.

Những vết bầm tím này ở lại trên da của bạn một thời gian dài. Nếu bạn muốn xóa chúng đi nhanh chóng thì có thể tham khảo một số cách tự nhiên, dễ làm sau đây của Davidwolfe.

Vết bầm tím xuất hiện khi mạch máu bị tổn thương.
Vết bầm tím xuất hiện khi mạch máu bị tổn thương. (Ảnh: Davidwolfe).

Giấm và nước ấm

Giấm làm tăng lưu lượng máu gần bề mặt của da giúp da lành nhanh chóng. Chỉ cần pha giấm với nước ấm rồi thoa lên vết bầm tím sẽ giúp tiêu tan máu tụ dưới da và làm giảm sự xuất hiện của các vết bầm tím.

Mùi tây

Mùi tây giảm viêm và giảm đau. Bạn chỉ cẩn dập nát một nắm lá rau mùi tây rồi áp chúng trên vết bầm tím, sau đó dùng băng bọc lại, các vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất.

Ớt và dầu dừa

Trộn một phần bột ớt với 5 phần dầu dừa, để hỗn hợp nguội rồi bôi chúng lên chỗ bị thương. Hỗn hợp này giúp tăng tốc độ làm tan các vết bầm tím dưới da.

Túi trà

Cả trà xanh và trà đen rất giàu tannin giúp thu nhỏ mô sưng và mạch máu. Bạn chỉ cần nhúng một túi trà vào nước nóng, sau đó áp nó vào vết bầm tím.

Trứng luộc

Quấn một quả trứng luộc đã được bóc vỏ và vẫn còn nóng với một miếng vải mỏng lên vết bầm tím, cọ xát nó trên các vết bầm tím cho đến khi trứng nguội đi.

Để loại bỏ vết bầm tím, bạn có thể nhúng một túi trà vào nước nóng, sau đó áp nó vào vết bầm.
Để loại bỏ vết bầm tím, bạn có thể nhúng một túi trà vào nước nóng, sau đó áp nó vào vết bầm.

Dứa

Dứa và đu đủ đều chứa hàm lượng cao bromelain, một loại enzyme giúp phá vỡ cục máu đông và giảm sưng. Bạn có thể góp phần xóa bỏ vết bầm nhanh hơn nếu bổ sung nước uống hỗn hợp dứa, đu đủ và gừng. Có thể thêm ớt vào thức uống để đạt hiệu quả tốt hơn.

Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều vitamin C và K thúc đẩy chữa lành vết thương. Chỉ cần tách các đường vân ở vài lá bắp cải và ngâm chúng trong nước nóng, sau đó áp các dải bắp cải vào vết bầm tím. Nếu bạn bị đau thường xuyên, hãy thêm món dưa cải bắp hoặc bắp cải lên men trong chế độ ăn uống của mình.

Hành

Hành tây là loại thuốc giảm đau tự nhiên. Đắp trực tiếp một củ hành tươi đã được cắt lát trộn với muối vào vết bầm. Cách làm đơn giản này giúp xóa bỏ các vết thâm tím nhanh chóng.

Nhiệt

Sử dụng miếng đệm nóng, chai nước nóng lăn trên vết bầm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng để tăng cường lưu thông máu, làm tan máu sau khi vết bầm đã hình thành. Nhiệt cũng làm buông lỏng các cơ bắp đang căng và giảm đau.

Quấn băng

Bọc vùng bị bầm tím trong một miếng băng thun để ép các mô, ngăn mạch máu bị rò chảy. Quấn băng cũng giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm tím, bớt đau sưng.

Chườm đá

Chườm ngay sau khi bị thương để giảm lượng máu quanh khu vực. Làm mát mạch máu có thể giảm lượng máu thấm vào các mô xung quanh, ngăn ngừa vết bầm và giảm sưng.

Không nên chườm đá lên vết thương hở hoặc đặt trực tiếp, có thể gây bỏng lạnh, kích ứng. Bỏ viên đá nhỏ vào khăn rồi xoa nhẹ nhàng lên vết thương.

Hoa cúc arnica

Thành phần của hoa cúc arnica có chất chống viêm, giảm đau. Thị trường có loại thuốc mỡ chứa chiết xuất từ hoa cúc arnica để thoa vào vết sưng bầm. Muốn dùng bài thuốc tự nhiên, bạn ngâm 2 gram hoa khô trong 100 ml nước sôi, để 5 đến 10 phút. Nước nguội, bạn lọc bỏ xác, chứa nước vào chai và chườm lên vết sưng, bầm.

Nha đam (lô hội)

Nha đam
Nha đam chứa nhiều vitamin A, B, C và E, tăng cường miễn dịch và chữa lành vết thương.

Nha đam nổi tiếng với công dụng làm dịu và giữ ẩm cho da, thành phần chủ yếu là nước, các vitamin A, B, C và E, tăng cường miễn dịch và chữa lành vết thương.

Một mẹo nhỏ là cắt miếng nha đam để trong tủ lạnh, khi đủ lạnh lấy ra đắp lên vết bầm hoặc khối máu tụ. Bằng cách này, bạn kết hợp các đặc tính của nha đam với tác dụng làm giảm đau nhờ nhiệt độ lạnh.

Khoai tây

Khoai tây chứa một loại enzyme gọi là "catalase" giúp hỗ trợ phục hồi tế bào. Cắt một nửa củ khoai tây và đặt trên vết bầm tím trong ít nhất 5 phút để giảm đau và giảm viêm. Thực hiện ba hoặc bốn lần một ngày.

Muối

Khi thoa lên da trong vài phút, muối sẽ hấp thụ dịch nội bào, ngăn ngừa và giảm viêm tấy.

Tỏi

Tỏi giàu chất chống oxy hóa, kích thích lưu thông máu nên ăn tỏi sống hỗ trợ tiêu viêm và giảm nhẹ các vết bầm. Bạn cũng có thể dùng nước ép tỏi tươi đặt trên khối máu tụ để tan bầm, hỗ trợ tái tạo mô.

Dấm táo

Dùng dấm táo massage nhẹ nhàng vùng sưng bầm để máu lưu thông và tiêu những vệt máu tích tụ. Xoa dấm táo ba lần một ngày.

Bơ thực vật

Một số trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi vì cảm giác lạnh buốt khi chườm lạnh thì bạn đừng nên gượng ép bé mà thay vào đó hãy dùng bơ thực vật thoa lên vùng thâm tím. Bơ thực vật cũng sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ bị sưng phồng vết thương.

Đu đủ
Đu đủ chứa hàm lượng cao bromelain, giúp phá vỡ cục máu đông và giảm sưng.

Đu đủ

Bên cạnh việc đắp trực tiếp các nguyên liệu lên vết bầm để chúng nhanh chóng biến mất, bạn cũng nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng một ly sinh tố đu đủ hàng ngày. Đu đủ chứa hàm lượng cao bromelain – một loại enzim giúp phá vỡ cục máu đông và giảm sưng. Thêm ớt hoặc gừng vào đồ uống để đạt hiệu quả tốt hơn.

Cập nhật: 27/02/2020 Theo VnExpress/thuocthang
  • 20.677