Đạn chì hủy diệt động vật hoang dã

Theo báo cáo mới của cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, hàng triệu pao chì sử dụng trong săn bắn, câu cá và các môn thể thao dùng súng tích lũy trong môi trường mỗi năm có thể đe dọa hoặc hủy diệt thiên nhiên hoang dã.

Từ lâu người ta đã biết chì hủy hoại sinh học. Trước đây chì được sử dụng trong xăng, sơn, thuốc trừ sâu, các mối hàn lon hộp đựng thực phẩm. Hiện nay việc sử dụng chì gần như đã được loại bỏ hoàn toàn. Đạn chì bị cấm sử dụng để săn bắn chim nước từ năm 1991, nhưng sử dụng chì làm đạn dược phục vụ cho việc săn bắn ở vùng núi, các môn thể thao dùng súng và dụng cụ đi câu vẫn còn phổ biến.

Phim X-quang chụp đường tiêu hóa của con đại bàng trắng con chứa nhiều vết đạn chì. (Ảnh: Jacobson et al. 1977, courtesy of Journal of the American Veterinary Medical Association)

Rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã đưa ra hậu quả nguy hiểm của chì với môi trường, đặc biệt là các loài chim nước hay những loài ăn thịt thối như diều hâu hay đại bàng. Những trường hợp tiếp xúc với chì từ con đường ăn vào dạ dày đạn chì, đạn hay chì lưới câu cá cũng xuất hiện ở bò sát. Các nghiên cứu thực hiện gần khu vực săn bắn đã đưa ra các bằng chứng về hiện tượng độc chì ở các loài động vật có vú nhỏ.

USGS vừa mới công bố những bức ảnh về một chú đại bàng con mang nhiều viên đạn chì bên trong cơ thể cùng với bức ảnh chụp dạ dày bồ nông chứa đầy dụng cụ đi câu.

Theo bản báo cáo khu vực săn bắn ngoài trời nói chung sử dụng trên 80.000 tấn đạn chì và đạn mỗi năm. Mặc dù không có được con số ước lượng chính xác về lượng dụng cụ đi câu bằng chì được sử dụng trong môi trường, nhưng có khoảng 4.382 tấn chì lưới để đánh bắt cá được bán mỗi năm tại Hoa Kỳ. Thú săn bắt vùng cao cũng sử dụng đến 400.000 phát đạn mỗi mẫu đất.

Theo chuyên gia chất ô nhiễm Barnett Rattner và Chris Franson, con đường nhiễm độc chì chủ yếu đối với các loài động vật hoang dã đó là nuốt vào đạn chì hay đạn, chì lưới đánh bắt cá và dụng cụ đi câu cùng các đồ liên quan khác; hoặc bằng việc ăn những con mồi đã chết hay bị thương vốn đã mang nhiều đạn chì, đạn và các dụng cụ làm bằng chì trong cơ thể. Hai ông đồng thời là tác giả chính của báo cáo kỹ thuật Hiệp hội động vật hoang dã và đồng tác giả cùng với 5 chuyên gia khác về một bài viết ngành đánh bắt cá cùng chủ đề.

Dạ dày chim bồ nông chứa lưỡi câu, móc và dây. (Ảnh: Scott Hansen, USGS)

Rattner cho biết: “Khoa học đã thu được rất nhiều bằng chứng về việc ăn vào đạn dược đã dùng hết cùng dụng cụ đi câu có thể giết chết những con chim. Mức độ nhiễm độc chì ở một số loài như chim nước, đại bàng, kền kền cổ khoang California, thiên nga và chim lặn khiến người ta phải kinh ngạc. Chính vì lý do này, vào ngà 1 tháng 6 năm 2008, bang California ban hành điều luật cấm sử dụng đạn chì tại các khu vực có kền kền cổ khoang California do chì là mối đe dọa lớn đối với loài chim đang gặp nguy hiểm này”.

Nhiễm độc chì dẫn đến các hậu quả liên quan đến hóa sinh, sinh lý và tập tính hoặc thậm chí là cái chết. Tỉ lệ tử vong rất cao có thể ảnh hưởng đến cả quần thể của một số loài động vật hoang dã. Mặc dù cá ăn phải lưới chì đánh cá, lưỡi câu hay móc câu, tỉ lệ tử vong ở loài cá còn liên quan đến thương tật, mất máu, tiếp xúc với không khí và sự cạn kiệt hơn là tình trạng nhiễm độc chì ảnh hưởng đến các loài động vật máu nóng.

Nhiễm độc chì dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về hóa sinh, sinh lý, thậm chí dẫn đến cái chết của loài vật. (Ảnh: img.alibaba)

Chì cũng hòa tạn chậm trong nước ngầm khiến nguồn nước trở nên nguy hiểm đối với thực vật, động vật, thậm chí cả con người nếu nó xâm nhập vào các mạch nước hay đọng lại trong rễ cây. Theo Rattner, chì hòa tan có thể dẫn đến ô nhiễm chì trong nguồn nước ngầm gần một số khu vực được phép săn bắn và ở những địa điểm tập trung săn bắn lớn nhất là những nơi hoạt động đi săn diễn ra hết năm này đến năm khác.

Theo nhận định của USGS, một số bang tại Hoa Kì đã hạn chế sử dụng đạn chì ở những khu vực trên núi để giảm thiểu hậu quả, một số nơi khác đang cân nhắc biện pháp hạn chế. Các sản phẩm an toàn đối với môi trường có thể thay thế cho đạn chì và chì lưới hiện đã có mặt ở Bắc Mỹ và một số nơi khác. Nhưng việc sử dụng sản phẩm thay thế chưa được phổ biến rộng rãi.

Trà Mi (Theo LiveSience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video