Tranh cãi đạo đức khi Nhật Bản cho phép tạo phôi thai lai người và chuột

Thí nghiệm này mở ra một tương lai mới về nguồn nội tạng cấy ghép dồi dào, nhưng vấn đề về đạo đức vẫn còn gây tranh cãi mạnh mẽ dù được chính phủ Nhật cho phép.

Hiromitsu Nakauchi, nhà khoa học tế bào gốc người Nhật vừa nhận được sự hỗ trợ chính thức từ chính phủ nước này trong việc tạo ra phôi động vật có chứa tế bào của người rồi cấy nó vào cơ thể động vật. Mới đầu năm nay, sự việc tương tự cũng đã diễn ra nhưng bị chính phủ cấm tuyệt đối.

Ông Nakauchi hiện đang dẫn đầu hai nhóm nghiên cứu tại Đại học Tokyo và Đại học Stanford, có kế hoạch thực hiện việc đưa tế bào của người vào phôi thai chuột và dùng tế bào này để cấy vào cơ thể của con chuột. Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là lấy các cơ quan nội tạng có chứa tế bào người từ cơ thể động vật rồi cấy ghép lại vào cơ thể người.


Một nhà khoa học Nhật Bản đang lên kế hoạch đưa tế bào người và phôi thai động vật. (Ảnh: Science Pictures ltd/SPL).

Tính đến tháng 3 vừa qua, Nhật Bản vẫn còn cấm đoán rất nghiêm ngặt về các nghiên cứu này. Các quy định ghi rõ, không được phép nuôi tế bào người trong phôi thai động vật quá 14 ngày hoặc cấy ghép vào tử cung động vật. Bộ Giáo dục Nhật Bản vào thời điểm đó còn ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm giới hạn các nhà khoa học trong khuôn khổ cho phép.

Nhưng giờ đây xứ sở Mặt Trời mọc lại thông qua các điều luật mới nhằm giúp hoạt động nghiên cứu này được dễ thở hơn. Các giới hạn được nới rộng và dự kiến sẽ được Bộ Giáo dục Nhật Bản công bố cụ thể vào tháng tới.

Phôi thai động vật chứa tế bào người không phải là điều quá mới mẻ tại các quốc gia phát triển nền khoa học như Mỹ, nhưng chúng chỉ ngừng lại ở trong phòng thí nghiệm và trong một khoảng thời gian an toàn. Dù không bị cấm hoạt động ở Mỹ, nhưng các nghiên cứu kiểu này bị cấm nhận tài trợ từ năm 2015.


Nếu thành công, đây sẽ là bước tiến mới của ngành công nghệ y sinh học.

Nakauchi cho biết các nghiên cứu của ông cùng cộng sự được diễn ra khá chậm rãi vì vướng mắc về khía cạnh pháp lý. Ban đầu, ông đề xuất thời gian 14,5 ngày phát triển phôi thai cho các cơ quan công quyền nhưng ông kết thúc thí nghiệm của mình ở ngày 15,5. Tiếp theo, ông muốn xin phép chính phủ cho nới rộng thời gian này lên tối 70 ngày và thực hiện trên phôi thai heo.

“Dù diễn ra chậm chạp nhưng tôi thấy như vậy là ổn, bởi vì tôi cần thời gian để quan sát cũng như để chính quyền và dư luận yên tâm trước những thí nghiệm khoa học mang tính đạo đức”, nhà nghiên cứu Tetsuya Ishii là đồng nghiệp tại Đại học Hokkaido, thuộc Sapporo, Nhật Bản.

Lo ngại về vấn đề đạo đức

Một số nhà đạo đức y sinh học lo ngại về khả năng các tế bào của con người có thể di chuyển lệch đi so với quỹ đạo mong muốn ban đầu, chúng di chuyển đến các cơ quan thần kinh của động vật như não và có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của chúng.

Nói cách khác, các nhà khoa học quan ngại về khả năng một con chuột hay một con vật nào đó có thể được thừa hưởng trí tuệ và nhận thức từ con người do sự lai tế bào người vào phôi thai thú.

Nakauchi cho biết nhóm của ông đã tính đến chuyện này và xem xét rất kỹ trong bản vẽ của thí nghiệm. “Chúng tôi cố gắng vẽ lên đường đi thật chính xác cho các tế bào, tôi muốn chúng chỉ đến thẳng tuyến tụy chứ không phải não hay các tế bào thần kinh”, ông chia sẻ.


Mặc dù là một ý tưởng mới và đầy hứa hẹn, nhưng nó lại khiến các nhà đạo đức quan ngại.

Năm 2017, Nakauchi và các đồng nghiệp đã ghép tế bào iPS của một con chuột với tuyến tụy bình thường, vào phôi thai của một con chuột không thể sản xuất tuyến tụy. Kết quả con chuột bị hỏng cơ quan đã phục hồi chức năng và quá trình sản xuất của cơ quan diễn ra bình thường.

Nakauchi và nhóm của ông cũng tiếp tục ghép tuyến tụy đó vào một con chuột bị tiểu đường. Kết quả là các cơ quan có chức năng bài tiết và sản xuất tế bào đã kiểm soát được lượng đường trong máu và giúp con chuột mắc tiểu đường dần được chữa và khỏi hẳn.

Nhưng để làm điều tương tự với cơ thể người là một điều không đơn giản. Nakauchi và cộng sự đã công bố nghiên cứu của mình tại một buổi gặp mặt nói chuyện chủ đề khoa học ở Austin, Texas vào năm 2018, tại đó họ cho biết mình đã đưa tế bào iPS của người vào phôi thai một con cừu không tự tạo ra được tuyến tụy.

Phôi thai lai được nuôi trong 28 ngày nhưng kết quả nhận được không khả quan, quá ít tế bào của người được phát triển trong đó và chúng chẳng khác gì một phôi thai của cừu bị nhiễm chút virus. Nakauchi chia sẻ trước hội nghị rằng có lẽ khoảng cách di truyền giữa cừu và người là quá lớn.

Hiện tại trên thế giới chỉ có duy nhất Nhật Bản là cho phép tiến hành các thí nghiệm như thế này, Nakauchi đã quay về quê hương để chú tâm cho công việc. Trước mắt, ông cùng nhóm của mình sẽ thử đưa iPS và iPS biến đổi gene ở từng giai đoạn khác nhau của phôi nhằm xác định xem điều gì đã thật sự cản trở quá trình phát triển của tế bào người trong phôi động vật.

Cập nhật: 31/07/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video