Vì sao 3 hồ ở Ethiopia có màu kỳ lạ?

Cả ba hồ đều từng thuộc về một hồ nước lớn, nhưng lại có màu khác nhau rất đặc trưng.

Không ít hồ nước trên thế giới sở hữu những màu kỳ lạ, như màu đỏ, màu vàng, màu đen... nhưng việc có đến 3 hồ nước với 3 màu sắc kỳ lạ, khác biệt ở ngay gần nhau lại là một điều hy hữu.


Ba hồ ở Ethiopia có màu kỳ lạ khi quan sát từ vệ tinh Landsat 8. (Ảnh: NASA).

Mới đây, vệ tinh Landsat 8 của NASA đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp, cho thấy 3 hồ nước ở Ethiopia (Đông Phi) với mỗi hồ có một màu khác nhau. Trong đó, hồ Shala nổi bật với màu xanh lam thẫm, hồ Abijatta màu xanh lục, và hồ Langano có màu cát vàng tương tự như vùng đất đá xung quanh.

Được biết, cả ba hồ đều nằm trong Thung lũng Great Rift, cách thủ đô Addis Ababa khoảng 200km về phía Nam. Các nhà khoa học cho biết màu sắc bất thường của nước hồ là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm các hợp chất hóa học trong nước, độ sâu, và ảnh hưởng do môi trường sống của động vật hoang dã.

Điều thú vị là chúng đều từng là một phần của hồ nước cổ đại duy nhất, gọi là hồ Galla. Tuy nhiên, khoảng 2.000 năm trước, cấu trúc hồ đã nứt vỡ, tạo thành các hồ khác nhau và có thể được nhìn thấy như ngày nay.


Hồ Shala. (Ảnh: NASA ).

Hồ Shala dài 28 km, rộng 12 km là hồ sâu nhất trong "bộ ba", với độ sâu tối đa lên tới 266 mét. Yếu tố này khiến cho nước hồ có màu xanh thẫm khi nhìn từ trên cao.

Dưới đáy hồ có lỗ thông hơi, và liên tục được bổ sung bởi một trữ lượng lưu huỳnh đặc biệt cao. Kết quả là hồ có tính kiềm, hay độ pH ở mức rất cao.

Theo Đài quan sát Trái Đất, bất chấp điều kiện khắc nghiệt, hồ Shala chứa một số lượng lớn các loài giáp xác nhỏ và vi sinh vật, là nguồn thức ăn dồi dào cho những đàn chim hồng hạc và bồ nông thường xuyên lui tới.


Hồ Abijatta. (Ảnh: NASA ).

Trong khi đó, hồ Abijatta dài 17 km, rộng 15 km là hồ nước nông nhất trong số 3 hồ, với chỉ 14 mét đo được ở nơi sâu nhất. Kết quả là hồ Abijatta có mức độ biến đổi đáng kể nhất trong số những người anh em của nó.

Được biết trong vòng 50 năm qua, hồ đã mất khoảng 1 phần 3 diện tích, theo Đài quan sát Trái đất. Màu xanh của hồ Abijatta có thể được hình thành do sự sinh sản dày đặc của các thực vật phù du sống trên bề mặt.


Hồ Langano. (Ảnh: NASA).

Hồ Langano dài 18 km, rộng 16 km, có nguồn nước chủ yếu được cung cấp bởi các con suối ở phía Đông. Do đó, hồ có màu vàng, thực chất là lớp trầm tích màu nâu, được chuyển xuống từ các ngọn núi gần đó.

Langano là điểm đến nổi tiếng của khách du lịch, vì đây là hồ duy nhất trong khu vực không có loài sán ký sinh truyền bệnh, theo Đài quan sát Trái đất.

Cập nhật: 17/10/2022 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video